Chỉ với 8.000 đồng, bạn đã có một chỗ ngồi thoáng mát cùng với li trà chanh mát lạnh để cùng bạn bè “chém gió”. Nhưng mấy ai biết rằng, nhiều người trong chúng ta đang có nguy cơ uống phải loại trà chanh “hóa học”, trà chanh “thần chết” với giá trị thực chỉ bằng 1 phần 50 giá bán?
10 phút pha một xô trà chanh
Một buổi trưa nóng, chúng tớ rủ nhau ra quán trà chanh lề đường ở bờ kênh Nhiêu Lộc (Q.8, TP.HCM). Sau khi uống một ngụm, bạn nữ đi trong nhóm (người được bọn tớ đặt biệt danh là “đầu bếp teen” vì khả năng chế biến ẩm thực tốt nhất nhóm) tỏ vẻ nghi ngờ: “Trà chanh gì mà ngọt thế?”, tụi tớ nhún vai: “Trời, bà khó tính quá, ngọt như thế này là vừa uống rồi, chua quá mất ngon! ”.
![]() |
"Nước cốt chanh" đang được bày bán ở chợ Kim Biên |
Giật mình nhìn lại khu vực pha chế của chủ quán, chúng tớ thấy như có phép thần: xô trà chanh đã đầy nước. Trên bàn không có vỏ chanh cũng không có bã trà. Bốn con mắt tập trung quan sát thì phát hiện một bịch bột màu trắng và một chai nước có màu vàng như nước rửa chén để trên bàn.
Hai đứa giật thót người nhớ lại mấy lời bàn tán râm ran trên các diễn đàn về một loại bột “siêu lợi nhuận” dùng để pha trà chanh đang được bày bán ở chợ Kim Biên. Máu tò mò nổi lên, hai đứa quyết định “tận mục sở thị”.
![]() | ||||
|
Bước chân vào khu vực chợ Kim Biên (Q.5, TP. HCM), chúng tớ như bị hoa mắt giữa đủ loại hóa chất được bày bán công khai. Vừanghe tụi tớ nói đang tìm mua nguyên liệu về bán trà chanh, chị chủ sạp đầu chợ chỉ ngay đến một sạp hàng có anh thanh niên đang cởi trần, mặc độc một chiếc quần cụt đang hì hục xúc từng xẻng bột vào bao nilon.
Mồ hôi chảy tỏng tỏng lên đống bột đổ vung vãi trên vỉa hè. Tụi tớ hỏi thăm thì được anh giải thích: “Đây là bột tạo chua, 35.000 đồng một kí. 1 muỗng bột này pha vào xô 10 lít là chua như nước cốt chanh và ngọt sẵn, khỏi bỏ đường luôn”. Thấy chúng tớ lơ ngơ, anh chủ sạp củng cố niềm tin: “Dạo gần đây nhiều bạn sinh viên tới mua về bán trà chanh lắm, nhưng bột này không có mùi, bọn em phải vào trong mua thêm chất tạo mùi nữa”. Nói xong anh thanh niên chỉ tay vào sạp hàng bên trong, không quên kèm theo lời quảng cáo hấp dẫn: “100ml hương chanh giá có 25.000 mà pha được 1.000 li trà chanh lận đó!”.
Đúng như lời quảng cáo, tớ vừa hỏi hóa chất tạo mùi chanh, chị chủ quán đã móc ra một chai nhựa màu trắng trơn ghi chữ “HƯƠNG CHANH” viết tay bằng bút lông lên trên. Khi tớ mở nắp ngửi thử và nhăn mặt vì mùi hắc xộc vào mũi, chị vui vẻ giải thích: “Cái này là hóa chất có gốc axit đậm đặc nên mới hắc như vậy, mỗi lần pha một ca nước em chỉ cần cho 1 giọt là thơm lừng luôn, để lâu mấy cũng không mất mùi”.
![]() | ||||
|
Chúng tớ chưa kịp hoàn hồn chị còn “bồi” thêm: Có bột trộn trà chanh trộn sẵn luôn, nhưng phải đặt trước 2 ngày mới có. Giá cũng rẻ chỉ 110 ngàn 1 kí đủ cho em bán cả mấy tháng. Trước khi đi, chị còn không quên trao đổi số điện thoại với bọn tớ để thuận tiện cho việc làm ăn lâu dài.
Trên đường về nhà, những quán trà chanh lại tấp nập thực khách teen, hình ảnh đó khiến tụi tớ muốn kể lại hành trình nhận diện “thần chết” sáng nay. Hi vọng câu chuyện nhỏ của tụi tớ sẽ là một lời cảnh báo cho teen trước khi ghé chân vào một quán trà chanh vỉa hè. Nhớ là chỉ được uống khi chắc chắn quán đó đang bán trà thật và chanh thật, teen nhé!
MINH ĐỨC (SV ĐH Kinh Tế TP.HCM)
ĐẠI SƠN (SV ĐH Marketing TP.HCM)
No comments:
Post a Comment