Saturday, April 27, 2013

Động cơ sau bài viết “Rửa vàng bằng cơ chế” của báo Thanh Niên?


Tòa soạn báo Thanh Niên cùng tác giả bài viết “Rửa vàng bằng cơ chế” hiện đang nổi đình nổi đám trên các phương tiện truyền thông cũng đã lên tiếng đính chính qua loa về việc đăng tải thông tin chứa đựng nhiều sai trái về chính sách quản lý thị trường vàng Việt Nam.
Đây chỉ là sự nhầm lẫn đáng tiếc (theo cách “đính chính” trên báo Thanh Niên) của phóng viên hay thực chất là một toan tính có chủ đích?

Sau khi bài viết “Rửa vàng bằng cơ chế” của tác giả Nguyên Hằng được đăng tải trên báo Thanh Niên số ra ngày 24/4, với những lời lẽ quy kết vô căn cứ “hàng tỷ USD nhập lậu vàng, các chính sách xuất – nhập và cuộc chuyển đổi vàng phi SJC sang SJC trong thời gian qua hé lộ khả năng đã có tình trạng trục lợi chính sách để rửa số lượng vàng lậu khổng lồ đã tràn vào Việt Nam và hợp pháp hóa vàng lậu”… Những thông tin này đã nhanh chóng trở thành miếng mồi béo bở cho một số blog cá nhân lợi dụng xâu xé, hòng đả kích, khiến người dân mất niềm tin vào sự điều hành, quản lý của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Bài viết "Rửa vàng bằng cơ chế?" đăng trên mặt báo Thanh Niên ngày 24/04/2013.
Trước luồng thông tin này, Ngân hàng Nhà nước đã liên hệ với Hội đồng Vàng thế giới để làm rõ về nguồn gốc số liệu bài báo trích dẫn và cho biết: “số liệu về nhu cầu vàng của Việt Nam nêu trong báo cáo thường niên của Hội đồng Vàng thế giới thực chất là con số dự tính nhu cầu vàng của Việt Nam, hoàn toàn không phải là số liệu về số lượng vàng nhập khẩu mỗi năm của Việt Nam. Việc tác giả sử dụng số liệu về nhu cầu vàng hàng năm 2011 – 2012 của người tiêu dùng Việt Nam do Hội đồng Vàng thế giới ước tính để cho rằng đây là số lượng vàng nhập lậu vào Việt Nam là sai lầm nghiêm trọng, làm méo mó, sai lệch bản chất của số liệu trích dẫn”.
Sự nguy hại của những thông tin sai trái
Nhìn ra thế giới, như bài báo có tên “Hai vụ nổ xảy ra ở Nhà Trắng và Tổng thống Barack Obama bị thương” thực chất chỉ là tin vịt nhưng đã lập tức lan truyền với tốc độ chóng mặt và sức tàn phá dữ dội, và hậu quả chỉ trong nháy mắt, cơn hoảng loạn bao trùm các thị trường tài chính New York, Mỹ khiến gần 200 tỉ USD bốc hơi khỏi thị trường.
Nội dung bài viết được đăng trên báo Thanh Niên.
Sai trái của báo Thanh Niên không chỉ gây tổn thất về kinh tế mà còn gây hoang mang dư luận, dù sự việc đã được báo đính chính “tác giả bài viết do không hiểu chính xác các thuật ngữ kinh tế nên đã nhầm lẫn, dẫn đến sai sót khi phân tích về giao dịch vàng trong nước”, nhưng rõ ràng cái “sai sót ngây thơ” đó đã gây nên một mối hoài nghi lớn cho nhân dân. Đáng buồn hơn khi một tờ báo có tiếng tăm, vậy mà khi gặp chuyện thì lại vội đẩy quả bóng trách qua cho phóng viên ở lỗi dịch thuật, nhưng cái tiêu đề chứa đầy toan tính có định hướng đấy thì Báo Thanh Niên giải thích sao đây?.
Sự việc này lỗi đầu tiên ở người viết nhưng theo quy trình thì một bài viết trước khi được đăng tải cần phải qua sự kiểm duyệt thông tin của người chủ bút, không lý nào ông Nguyễn Quang Thông – Tổng biên tập báo Thanh Niên lại ẩu đến mức không kiểm duyệt thông tin, rồi cho đăng ngay trên trang nhất, là bài đinh trên cả báo mạng lẫn báo giấy. Đến khi sự việc vỡ lở thì vội vã đăng tin đính chính một cách qua loa cho êm chuyện. Không chỉ vậy, việc đính chính chỉ gói gọn trong khung nhỏ, trong khi bài viết thì dài hơn một ngàn chữ, như vậy rõ ràng bất hợp lý và phạm vào những điều trong luật báo chí Việt Nam.
Còn nữa, báo mạng thì rút bài, vậy báo giấy thì sao? khi mà thông tin đã lan tỏa đến hàng triệu độc giả cả nước, và những thông tin sai trái đó ngấm vào suy nghĩ của người dân.
Sự việc này có lẽ không đơn giản chỉ là một sai sót nghiệp vụ mà ắt hẳn còn có một ý đồ thâm sâu khác? Không chỉ riêng bài viết trên mà một số bài viết khác trên báo Thanh Niên như:“Khó giảm”, “Dân thiệt vì vàng”, “Voi đã chui lọt lỗ kim” (cùng một tác giả là Nguyên Hằng)… khi bàn về vấn đề kinh tế của Việt Nam đều có chung một giọng điệu. Những sai trái trong bài viết “Rửa vàng bằng cơ chế” đã được làm sáng tỏ, liệu có gì đảm bảo rằng những thông tin trước đó có bị suy diễn, bị bóp méo hàng loạt, hòng chuyển tải đến người đọc thông điệp sai lệch…?
Ở đây chúng ta cần đặt nghi vấn rằng, tại sao Nguyên Hằng một phóng viên gạo cội, tác giả quen thuộc của một loạt bài viết đánh vào chính sách điều hành kinh tế Việt Nam, lại có kiến thức về kinh tế tài chính như vậy? biết tìm từ các con số thống kê để đối chiếu với thực tế và đưa ra những suy luận “sốc” như vậy? Trả lời được những câu hỏi trên, chúng ta móc nối lại lời giải thích của Tổng biên tập báo Thanh Niên rằng “sai sót trên là do phóng viên không am hiểu những thuật ngữ kinh tế”, sẽ thấy rất phi lý, không thuyết phục. Đã mang danh là người làm báo, định hướng dư luận thì ai cũng đều tâm niệm câu “biết mới viết, không viết bừa” nhưng ở đây phóng viên Nguyên Hằng lại khác, phải chăng đây là loạt bài viết theo sự chỉ đạo của một thế lực bí ẩn nào đó, muốn núp danh báo Thanh Niên để hòng thực hiện mục đích cá nhân?
Việc lợi dụng truyền thông để phao tin đồn thất thiệt, gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại chính sách điều hành của Nhà nước là hành động không thể chấp nhận được. Vậy nên, đề nghị Bộ Công An sớm đưa ra ánh sáng vụ việc này, xử lý nghiêm minh những cá nhân liên quan ở Báo Thanh Niên trước pháp luật và an dân.
Bạn đọc Dương Đại Việt
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả) / NguyenTanDung

Friday, April 26, 2013

“Thảm đỏ” &… thảm họa!!


Trong môi trường không minh bạch, những người ít năng lực lại có nhiều quyền lực thì nhân tài không chỉ không được trọng dụng mà còn bị chèn ép. Một cơ quan có nhiều “công chức 100 triệu” là bi kịch cho nhân tài. Đó là khi “thảm đỏ” thành… “thảm họa”!


Đà Nẵng vừa tổng kết 15 năm thu hút nhân tài về với địa phương. Theo Sở Nội vụ, Thành phố đã tiếp nhận được 1.043 cán bộ, công chức, trong đó có 13 tiến sĩ, 224 thạc sĩ và 806 đại học, có 45 trường hợp là những người tốt nghiệp ở nước ngoài. Trong 827 trường hợp hiện đang công tác trong các sở ngành có 138 vị trí được bổ nhiệm chức vụ từ phó trưởng phòng đơn vị trực thuộc sở ngành trở lên. Trong số này có 7 giám đốc, phó giám đốc và tương đương cấp sở. Chính nguồn lực này đã góp phần trẻ hóa đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, bổ sung nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, dám nghĩ dám làm góp phần vào sự phát triển của thành phố…

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng đạt được kết quả như ở Đà Nẵng.

Qua 15 năm thực hiện chủ trương thu hút nhân tài ở nhiều địa phương đã thấy biểu hiện một số hạn chế.

Thứ nhất là việc phát hiện nhân tài. Nếu thông qua hệ thống thi cử, một cuộc thi dù qui mô đến đâu cũng chỉ phản ánh được một phần năng lực của cá nhân người đó về một vấn đề nào đó nên kết quả khó chính xác.

Một số địa phương dựa vào bằng cấp để xác định năng lực. Thế nhưng với thực trạng bằng cấp thật – giả hỗn độn như hiện nay thì việc dựa vào bằng cấp quả là mạo hiểm.

Hậu quả là ngay từ khâu tuyển dụng, không ít người có năng lực thực sự thì trượt và ngược lại, những người ít năng lực hơn lại trúng. Đây là bi kịch của cả những người tuyển dụng và cả những người tham gia tuyển dụng bởi sự trắng đen, thật giả khó lường này.

     Vấn đề thứ hai, khi đã tuyển dụng rồi thì trọng dụng như thế nào? Ở đây, không chỉ là những chính sách đãi ngộ vật chất như lương bổng, phương tiện, nhà cửa… mà điều cần hơn, đó là môi trường làm việc và được làm việc.

       Như một cầu thủ bóng đá, họ cần phải được ra sân để thi thố tài năng. Nếu không được “ra sân” thì dù có tài năng đến đâu cũng không có đất để dụng võ. Một cầu thủ lớn cũng cần phải có một đội bóng lớn của những trận đấu lớn. Với những người thực sự có năng lực, say mê công việc thì được làm việc mình yêu thích là một nhu cầu không nhỏ.

Đó là chưa kể những người “có tài thường hay có tật”. Thậm chí nhiều người trong số họ có rất nhiều tính xấu trong sinh hoạt, chỉ trừ có lĩnh vực chuyên môn. Vì vậy, trọng dụng họ không chỉ cần có cơ chế chính sách mà cần phải có cả lòng vị tha.

Thứ ba, người có năng lực còn cần một môi trường làm việc công bằng, minh bạch.

Trong môi trường không minh bạch, những người ít năng lực nhưng lại có nhiều quyền lực thì những người có năng lực sẽ không chỉ không được trọng dụng mà còn bị chèn ép.

Nơi nào mà người đứng đầu không có tài cũng khó có thể phát hiện và trọng dụng được người tài bởi không phải thủ trưởng nào cũng chấp nhận nhân viên dưới quyền tài giỏi hơn mình.

Một cơ quan mà nhiều thành phần con ông cháu cha là thảm kịch cho nhân tài.

Một cơ quan mà lắm “công chức 100 triệu” là bi kịch cho nhân tài.

Khi đó, người có năng lực khó có con đường nào khác ngoài nhẫn nhục cam chịu hoặc dứt áo ra đi.

Và cũng xin đừng để xảy ra tình trạng “Ở xa thì ta mời lên thảm, còn khi mời lên thảm rồi thì lại… ngược đãi” như lời cảnh báo của ông Bùi Văn Tiếng – Trưởng Ban tổ chức Thành ủy Đà Nẵng.


Bùi Hoàng Tám

Lời xin lỗi và những “cú lạy sống”


Chỉ trong một tuần đã có tới 2 lời xin lỗi được phát ra từ miệng của những người quan trọng, đó là Tổng cục tưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc.

ĐBQH Dương Trung Quốc
Ông Tuấn thay mặt ngành xin lỗi bà bà Schultz (quốc tịch Úc) vì một gã xích lô hành nghề tự do đã làm xấu đi hình ảnh của du lịch Việt Nam khi chặt chém bà Schultz 1,3 triệu đồng cho đoạn đường 5km. Còn ông Quốc xin lỗi ông Bùi Danh Liên (chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội) vì đã lỡ miệng nói từ “ngu” khi đề cập đến chuyện ông Liên cho rằng Đàn Xã tắc là tàn dư phong kiến.

Cũng trong một tuần ấy, có 3 bàn tay đã làm dậy sóng dư luận. 

Bàn tay thứ nhất là của Bill Gates. Ông đã bị dư luận xứ Kim Chi trỉ trích dữ dội về thái độ thiếu tôn trọng khi ông bắt tay nữ tổng thống Hàn Quốc trong tình trạng tay kia đút túi quần.

Bàn tay gây ồn ã thứ hai là của người mẹ 78 tuổi đã vái lạy con trai mình để ngăn thầy giáo này không nhậu nhẹt và cãi cự với chị ruột.

Bàn tay thứ 3 của bệnh nhân Đặng Đình Hải (Chương Mỹ, Hà Nội). Thấy bệnh tình mình nguy kịch, mà không nhận được sự quan tâm đúng mức từ các “từ mẫu”, anh phải vịn vai mẹ lê đến phòng bác sĩ trực ở bệnh viên Đa khoa Hà Đông chắp tay lạy: “Bác sỹ ơi, em không thở được. Bác sỹ cứu em không chết mất”. Vài ngày sau, anh Hải qua đời trong cơn giận sục sôi của gia quyến.

5 vụ việc khác nhau nói lên điều gì?

Dù ông Dương Trung Quốc không chủ tâm nhắm đến ông Bùi Danh Liên, dù vị đại biểu QH này chưa có tiền lệ thiếu tôn trọng người khác, và dù sau khi bài đăng, nhà sử học đã liên lạc lại tòa soạn đề nghị sửa, thì ông Quốc vẫn NHẤT THIẾT phải xin lỗi. Ông Quốc đã kịp thời làm cái việc ông phải làm. Lời xin lỗi không hạ thấp uy tín ông, trái lại còn làm đầy thêm cốt cách của ông trong mắt mọi người.

Dù được chính bà mẹ khen là “có hiếu”, học sinh, đồng nghiệp khen là “có tình, hiền lành” thì thầy giáo khiến bà mẹ phải vái lạy, cũng NHẤT THIẾT phải xin lỗi, vì chuyện ấy rất phản giáo dục, phản đạo hiếu. Chưa thấy thầy giáo này xin lỗi.

Các y bác sĩ đã được “cố bệnh nhân” Đặng Đình Hải vái lạy vài ngày trước khi anh qua đời, cũng chưa xin lỗi. Bản giải trình của họ được xem là “chưa nhận thức được đầy đủ trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân”. 

Đằng sau “trách nhiệm chăm sóc” ấy là một mạng người. Anh Hải mới 31 tuổi.

Bill Gates KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi như kỳ vọng của nhiều người Hàn Quốc. Điều này có thể chấp nhận được vì thói quen bỏ một tay trong túi quần khi bắt tay đã được Bill “trình diễn” từ lâu, ngay cả với các nguyên thủ khác. Tuy nhiên, nếu Bill sửa được thói quen này, thì hình ảnh của ông sẽ đẹp hơn rất nhiều.

Tổng cục trưởng du lịch Nguyễn Văn Tuấn KHÔNG NHẤT THIẾT phải xin lỗi vì hành động lưu manh của một tài xế xích lô mà ông không quản lý, cũng không phải họ hàng thân thuộc. Nhưng ông vẫn xin lỗi. Sau câu xin lỗi đàng hoàng ấy, ông Tuấn được quý mến hơn, dù nhiều người quý mến ông không thực sự hiểu tường tận năng lực và đạo đức của ông.

Vậy thì trong khi chờ việc thực hiện hứa giảm tải để bệnh viện không còn như “trại tị nạn”, hứa đấu tranh với nạn phong bì, tiêu cực, người dân NHẤT THIẾT muốn nghe thấy một lời xin lỗi đàng hoàng của Bộ trưởng Y tế, mỗi khi các thuộc cấp của mình “đắc tội lớn” với mạng sống của người dân.

Nếu không, sẽ có ngày, khi vái lạy bác sĩ không ăn thua, người dân sẽ quay sang vái lạy cả… bộ trưởng.

(Giáo dục)

Chủ tịch nước khẳng định lập trường về chủ quyền biển đảo

Chủ tịch nước khẳng định mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII, chiều nay (26/4), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, đại biểu Quốc hội khóa 13 và các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc cử tri quận 1.

Hơn 300 cử tri quận 1 đã có mặt từ rất sớm tại Hội trường Bảo tàng Tôn Đức Thắng. Sau khi lắng nghe đại biểu Trần Du Lịch báo cáo một số nội dung của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII sắp tới, các cử tri đều bày tỏ hoan nghênh kỳ họp quốc thứ 5 sẽ lần đầu tiên tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và xem xét thông qua một số luật quan trọng như Luật Đất đai sửa đổi. Bên cạnh đó, các cử tri cũng bày tỏ sự chưa hài lòng với nhiều vấn đề còn tồn tại mong được chuyển đến các đại biểu Quốc hội.


Chủ tịch nước khẳng định lập trường về chủ quyền biển đảo
Chủ tịch nước khẳng định lập trường về chủ quyền biển đảo




Không khí phát biểu thẳng thắn và cởi mở đã được mở đầu bằng ý kiến của cử tri Tạ Quang Hưng về việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân phải được các cơ quan chức năng theo dõi giải quyết đến cùng, bởi hiện nay việc thụ lý giải quyết đơn thư khiếu nại bị đùn đẩy giữa các cơ quan dẫn đến tồn đọng nhiều.

Cử tri Nguyễn Thị Nguyệt thì cho rằng giá trị đạo đức đã và đang bị mai một nghiêm trọng từ gia đình ra xã hội, tình trạng chạy chức chạy quyền, tuyển dụng, cất nhắc cán bộ theo tình cảm không dựa trên năng lực diễn ra ngày càng phức tạp.

“Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay còn tồn tại 3 loại cán bộ. Loại cán bộ thứ nhất là nói nhiều làm ít, thích ăn chơi, thích được khen, làm thì dở mà báo cáo thì hay. Loại cán bộ thứ hai làm ham chức, ham quyền, dùng tiền mua chức. Loại cán bộ thứ ba thì giỏi ăn, giỏi nói, giỏi gói mang về nhà. Ba loại cán bộ này còn tồn tại trong bộ máy thì không thể nào làm được, thực hiện được tư tưởng Hồ Chí Minh, không làm được đầy tớ phục vụ dân. Cho nên tôi đề nghị phải chấn chỉnh ngay”. - cử tri Huỳnh Công Thành, phường Cô Giang thẳng thắn bày tỏ.

Đề cập tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nhiều cử tri cho rằng hiện nay, Chính phủ đã có nhiều chính sách ưu đãi vay vốn, giảm lãi suất cho vay nhưng hầu hết các doanh nghiệp tài sản đã thế chấp hết nên không tiếp cận được nguồn vốn để tiếp tục sản xuất kinh doanh. Một bất cập nữa đó là quản lý giá vàng có sự chênh lệch lớn giữa giá trong nước và thế giới gây bất an và mất niềm tin của người dân.

Cũng băn khoăn về việc triển khai chính sách, cử tri Lê Văn Minh, phường Cầu Ông Lãnh cho rằng vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, hệ thống tài chính, nợ công cần được Quốc hội giám sát chặt chẽ. Bên cạnh những kết quả đạt được như kiềm chế lạm phát nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy đối với doanh nghiệp.

Ngoài ra các lĩnh vực sửa đổi Hiến Pháp 1992, bảo vệ chủ quyền biển đảo, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, quản lý đất đai, chính sách đối với giáo dục, y tế... cũng được nhiều cử tri tập trung phản ánh.

Phát biểu tiếp thu ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ghi nhận những ý kiến tâm huyết và đầy trách nhiệm của cử tri. Giải đáp boăn khoăn của cử tri hành động của Nhà nước đối với việc bảo vệ chủ quyền biển đảo và an ninh biên giới, Chủ tịch nước một lần nữa nhấn mạnh: Lập trường của Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước là nhất quán. Chúng ta không phải chỉ bảo vệ bằng lời nói mà đã có nhiều chủ trương, biện pháp thực hiện từ Nghị quyết Đại hội Đảng, đến luật hóa trong hệ thống pháp luật của nước ta và đối với bà con ngư dân khi đánh bắt cá ở Biển Đông đều có sự hỗ trợ, bảo vệ của Nhà nước. Chủ tịch nước khẳng định mọi tranh chấp được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

“Chúng ta không bao giờ và không được từ bỏ cái công cụ rất quan trọng mà thế giới đã đấu tranh qua nhiều thời kỳ mới giành được, đó là luật pháp quốc tế. Người ta mạnh nên có khi người ta phớt lờ luôn, xem thường luôn. Nhưng với chúng ta là càng phải đoàn kết và càng phải dựa vào luật pháp quốc tế. Lập trường của Đảng, Nhà nước đã được Bộ Ngoại giao phát ngôn và các vị lãnh đạo thể hiện rất rõ về phương phát đấu tranh hết sức hòa hữu.

Lập trường này đã được ASEAN cũng như thế giới hết sức là bằng lòng, đồng tình với Việt Nam. Ta chọn con đường bằng biện pháp hòa bình thông qua đàm phán, thông qua cơ sở luật pháp quốc tế và trên cơ sở luật hóa luật quốc nội. Cho đến giờ này về cơ bản hệ thống luật quốc nội về biển chúng ta đã có đầy đủ”. – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ.

Về bức xúc của cử tri về thị trường vàng. Chủ tịch nước khẳng định, chúng ta đang triển khai giải pháp quản lý đảm bảo thị trường minh bạch. Chính phủ cũng đã công bố quyết định thanh tra khi có kết luận nếu có sai sót sẽ chấn chỉnh, nếu phát hiện tiêu cực thì sẽ xử lý nghiêm khắc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng tiếp thu một số ý kiến của cử tri về tăng cường quản lý cán bộ, tăng cường giám sát chính sách. Chủ tịch nước cho rằng tới đây sẽ có những điều chỉnh và đặc biệt Mặt trận Tổ quốc sắp tới sẽ thảo luận để có thể sớm ban hành quy chế phản biện xã hội để tăng thêm hiệu lực khi xây dựng và triển khai chính sách đảm bảo an ninh và phát triển kinh tế xã hội của đất nước./.


Hoàng Dũng/VOV1

SỐC: “Nữ hoàng phim sex” Maria Ozawa được đưa vào SGK thực hành tiếng Anh

Thật oan ức cho Chí Phèo. Với những “nhà đạo đức”, anh ta muôn đời chỉ là một con thú rạch mặt ăn vạ...

Maria Ozawa
Maria Ozawa


3 tuần trước, dư luận Indonesia đã sốc nặng khi hình ảnh “Nữ hoàng phim sex” Maria Ozawa được đưa vào sách giáo khoa thực hành tiếng Anh dành cho học sinh trung học.

Ozawa xuất hiện trong tư thế rõ mặt, mỉm cười, áo… một dây và bờ vai để hở. Thông điệp của các nhà giáo dục muốn gửi tới học sinh qua bức hình của cô là: “Nhìn để liên tưởng và hình dung”.

“Liên tưởng và hình dung” là sao? Là nhìn hình ảnh của cô, người mà ai-cũng-biết-là-ai-đó, học sinh “đủ biết cô ấy là ai và đã làm công việc như thế nào”.
Maria Ozawa, Chí Phèo và… đạo đức
Hình ảnh Maria Ozawa trong sách ở Indonesia.

Cũng lạ, 75% dân số Hồi giáo, nơi phụ nữ tự giam cầm bản thân trong những chiếc áo kín mít tóc tai, nơi mà Chính phủ thậm chí ra những mệnh lệnh hành chính kiểu “cấm phụ nữ mặc váy ngắn”, ấy thế mà các nhà giáo dục vẫn quyết đưa một ngôi sao phim khiêu dâm vào sách để giáo dục về sự liên tưởng và hình dung.

Maria Ozawa là một tên tuổi nổi tiếng trên toàn thế giới, với tư cách là một ngôi sao “phim chăn nuôi”. Và những người Indonesia vốn chẳng lạ gì cô.

Nhớ hồi 2009, Ozawa được mời tham gia bộ phim Kidnapping Miyabi (Bắt cóc Miyabi), một bộ phim nghệ thuật lành mạnh, và vai diễn của cô là nữ sinh trong sáng Miyabi, khán giả Indonesia đã phản đối mạnh mẽ đến nối Maxima Pictures phải hủy kế hoạch quay phim tại Indo.

Đại diện một tổ chức đạo Hồi tại Indonesia thậm chí giải thích, việc để một ngôi sao phim cấp ba như Maria Ozawa đặt chân tới Indonesia sẽ làm hỏng hình ảnh quốc gia của họ. “Chúng tôi không ủng hộ cô ấy, dù cô ấy có tiếp tục khỏa thân hay không”.

Maria trước đó đã tuyên bố ngừng đóng phim “cấp 3”. Nhưng quá khứ là cái gì đó dường như khó tẩy rửa. Đại khái, nhiều người tin rằng người đã từng lột đồ đóng “phim chăn nuôi” thì dứt khoát là hư hỏng, không thể “hoàn lương”, ngay cả khi cô nói đã đoạn tuyệt với quá khứ.

Một câu hỏi thú vị xin được đặt ra, giả sử một ngày nào đó các nhà làm sách giáo khoa quyết định đưa Ozawa vào sách giáo dục công dân (trong chủ đề về “sự hoàn lương” chẳng hạn), thì ở ta, chuyện gì sẽ xảy ra? Và thái độ của bạn đối với hình ảnh Ozawa mà bọn trẻ con sẽ “hình dung và liên tưởng” sẽ như thế nào?

Phản đối, chắc chắn thế!

Nhưng thưa các bạn, phải chăng trong sự phản đối đó, chúng ta đang mặc nhiên cho rằng tất cả những gì liên quan đến sex, một trong những nhu cầu rất “nhân bản”, như cơm ăn nước uống, đều là xấu, mà quên rằng đánh giá một con người quan trọng nhất là phải nhìn vào nhân phẩm của họ.

Có một câu chuyện sốc chẳng kém khác cũng về diễn viên phim khiêu dâm. Trong một talkshow với các nữ diễn viên phim xxx (tất nhiên ở phương Tây), MC bất ngờ đề nghị 2 khách mời: “Cởi đồ trong phim có lẽ cũng không khác gì cởi đồ trên truyền hình. Các cô có dám cởi hết hay không”? Không ngần ngại, vài động tác, hai cô gái không còn mảnh vải nào trên người. Đến lúc đó, một cô mới nói: “Đừng nhìn chúng tôi như những kẻ tội phạm. Nhân phẩm của chúng tôi ở chỗ khác, còn ở đây chúng tôi đang làm nghề. Chúng tôi coi đây là một nghề”! Cả MC và người nghe tại khán phòng chết lặng…

Có một điều thú vị là chuyện về Ozawa và chuyện về… Chí Phèo có một điểm chung: Về thái độ ứng xử.

Nhớ lại năm ngoái, khi đạo đức được đóng khung trong vẻ đạo mạo mặc vest thắt cà-vạt, các nhà giáo dục của chúng ta quyết đưa “sự kiện vườn chuối” (trong Chí Phèo, một tác phẩm được xem là kiệt tác) ra khỏi sách giáo khoa. Trả lời báo chí, một vị Giáo sư, đồng chủ biên SGK phát biểu: “Đối với trẻ con, không nên đưa những dẫn chứng quá tỉ mỉ về chuyện đó. Nó không có lợi về mặt giáo dục”.


Maria Ozawa, Chí Phèo và… đạo đức
Chí Phèo và bát cháo hành của Thị Nở.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên viết: “Lúc cưỡng dâm Thị Nở, Chí Phèo vẫn là một con vật, sau hành động tính giao ấy Chí mới trở lại là người”. Nhà phê bình Đỗ Lai Thúy thì nói chính đoạn tả cảnh yêu đương trên “đã dẫn đến bước ngoặt về nhận thức của Chí Phèo”, bởi nó “Không phải là vấn đề tính dục thông thường, không phải là kiểu tả tính dục để hấp dẫn người đọc”. “Việc cắt bỏ đoạn này chính là cắt bỏ chỗ hay nhất, tài nhất của tác giả” - ông Thúy nói. Còn một người khác, đã so sánh, tuyệt hay, rằng “cắt sự kiện vườn chuối, Chí Phèo như bị thiến”.

Thật oan ức cho Chí Phèo. Với những “nhà đạo đức”, anh ta muôn đời chỉ là một con thú rạch mặt ăn vạ.

SGK là một thứ khuôn mẫu, một thứ giấy bút để vẽ vào những tờ giấy trắng tâm hồn, tất nhiên rất cần chọn lọc. Nhưng nếu như SGK suốt ngày giãy nảy, bài trừ với tất cả những gì liên quan đến “chuyện đó” thì hẳn nhiên kết quả là tạo ra một lũ “gà công nghiệp”, thậm chí đến lúc đẻ con, ngay trên lớp, mới biết là mình đã mang bầu.

Chúng ta phải lựa chọn thôi. Giữa một bên là một thực tế đời sống, không cần nói cũng biết đang diễn ra thế nào - cần được điều chỉnh bằng giáo dục. Và một bên là: “Ozawa à? Chí Phèo ư? Cắt ngay, không nói nhiều”!

Bạn muốn gọi là gì thì gọi, tôi thì cho đó là thứ đạo đức cổ cồn trắng nhắm mắt bịt tai trước thực tế.

Đỏ tái mặt xem tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương

Những ý thơ gợi tình của nữ sĩ Hồ Xuân Hương được khắc họa sinh động qua nét bút phóng khoáng của cố danh hoạ Việt Nam.  

Đỏ tái mặt xem tranh Bùi Xuân Phái minh họa thơ Hồ Xuân Hương

Đó là bộ tranh của họa sĩ Bùi Xuân Phái vẽ theo ý thơ của Hồ Xuân Hương, được cố danh họa thực hiện từ năm 1982 đến 1986. Bộ tranh này hiện do người con trai của ông là họa sĩ Bùi Thanh Phương lưu giữ. Gầy đây, nhiều tác phẩm trong bộ tranh đã được giới thiệu trên mạng. 
Một đèo, một đèo, lại một đèo
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu...

(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương).
Lắt lẻo cành thông cơn gió thổi
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo
Hiền nhân quân tử ai mà chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương).
Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay
(Quả mít - Hồ Xuân Hương).
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn...
(Tự tình - Hồ Xuân Hương).
Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
(Tự tình - Hồ Xuân Hương).
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình?
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
Đôi lứa như in tờ giấy trắng
Nghìn năm còn mãi cái xuân xanh
(Tranh hai Tố nữ - Hồ Xuân Hương).
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm...
(Hang cắc cớ - Hồ Xuân Hương).
Cái kiếp tu hành nặng đá đeo
Ṿây mà chút tẻo tèo teo
Thuyền cừ cương muốn về Tây Trúc
Trái gió cho nên phải lộn leo
(Kiếp Tu Hành - Hồ Xuân Hương).
Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông
Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng...
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép
Nuớc trong leo lẻo một dòng thông...
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).
Cỏ gà lún phún leo quanh mép
Cá giếc le te lách giữa dòng
Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
Đố ai dám thả nạ rồng rồng
(Giếng nước - Hồ Xuân Hương).
Mùa hè hây hẩy gió nồm đông
Thiếu nữ nằm chơi quá giấc nồng
Lược trúc chải cài trên mái tóc
Yếm đào trễ xuống dưới nương long...
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).
Đôi gò Bồng đảo sương còn ngậm
Một lạch Đào nguyên nước chửa thông..
.
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).
Quân tử dùng dằng đi chẳng dứt
Đi thì cũng dở, ở không xong
(Thiếu nữ ngủ ngày - Hồ Xuân Hương).
Mười bảy hay là mười tám đây
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay...
(Vịnh cái quạt (1) - Hồ Xuân Hương).
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy
Chúa dấu vua yêu một cái này
(Vịnh cái quạt (1) - Hồ Xuân Hương).
Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa
Duyên em dính dán tự bao giờ
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa...
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa...
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng
Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
(Vịnh cái quạt (2) - Hồ Xuân Hương).
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi
Nó thủng vì chưng kẻ nặng dùi
Ngày vắng đập tung dăm bảy chiếc
Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi...
(Trống thủng - Hồ Xuân Hương).
Chơi xuân có biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!
(Đánh đu - Hồ Xuân Hương).
Quả cau, nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(Mời ăn Trầu - Hồ Xuân Hương).
Thắp ngọn đèn lên thấy trắng phau
Con cò mấp máy suốt đêm thâu
Hai chân đạp xuống năng năng nhắc
Một suốt đâm ngang thích thích mau...
(Dệt vải - Hồ Xuân Hương).
Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc
Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người
Hẹn rằng đấu trí mà chơi
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết...
(Đánh cờ - Hồ Xuân Hương).
Theo KIẾN THỨC

Buồn thay cho “Một góc nhìn khác”


Trương Duy Nhất vốn là một nhà báo “lề phải”, nhưng vì không khoái cái gò bó, “bồi bút” nên Nhất lập blog “Một góc nhìn khác” để được tự do “làm báo” theo ý mình.

Ban đầu blog của Nhất là một hiện tượng, với nhiều bài góc cạnh, sắc sảo kiểu như bài“Nhóm thương binh côn đồ & bà Lê Hiền Đức” nên blog được nhiều người đọc. Nhưng gần đây những bài góc cạnh đó hiếm hoi dần, thay vào đó khá nhiều bài dạng câu view, lá cải, kiểu như bài “Tổng bí thư và Thủ tướng nên ra đi”. Đọc bài này có cảm tưởng như Nhất chọn cách chém gió thay vì duy trì “góc nhìn”của mình.

Nhất khóa cửa nhà ra đi như một “thám tử” nhưng xa rời cuộc sống …
Chắc Nhất không đến nối thiểu năng mà không biết cái cơ chế tập thể lãnh đạo và cùng chịu trách nhiệm ấy thì “Tổng bí thư”, “Thủ tướng” có được “toàn quyền” đâu, việc quy trách nhiệm cá nhân tuyệt đối này chỉ tồn tại ở nước cộng hòa tổng thống. Nói khơi khơi kiểu như Nhất phán thế này thì Obama cũng “nên ra đi” khi kinh tế Mỹ phục hồi chậm chạp, không đảm bảo an ninh cho đất nước, thất nghiệp tràn nan, Tiến sỹ phải làm những việc hạ cấp, không đủ sống,… Có mỗi đạo luật kiểm soát súng đạn mà mãi chẳng vận động được Quốc hội nhất trí, đạo luật về bảo hiểm y tế bắt buộc được xem như nền tảng chính sách của Đảng Đân chủ cũng chẳng làm nên hồn!.
Nhất phán thì cứ phán chứ cả bộ máy Quốc Hội, Đảng họp tới họp lui, kiểm điểm lên kiểm điểm xuống mới lòi ra được 2 vị Tổng bí thư, Thủ tướng ấy chứ. Các vị ấy “lên”, “xuống” gắn với lộ trình chứ, đâu phải “tự do” như Nhất, thích thì làm, không thích thì nghỉ! Khi kêu 2 vị ấy không làm được đất nước “tiến bộ”, thì giải pháp của Nhất là “Để cứu vãn tình hình kinh tế và chính trị lúc này, chỉ có một cách: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải ra đi.” nghe có gì đó không ổn lắm, không hơn chém gió là mấy. Nếu 2 vị ấy ra đi mà cứu được cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị này xem ra cả thế giới nên học giải pháp của Nhất!
Chắc do xa rời nghề báo, với những ưu thế về phương tiện tác nghiệp, quan hệ xã hội, “nền tảng vật chất” cho ngòi bút chuyên nghiệp hành nghề không còn nên dần dần những bài viết góc cạnh ấy hiếm hoi dần. Có lẽ vì thế, để duy trì khát khao làm báo bằng blog, Nhất phải chuyển sang những chuyện câu view kiểu này thì “bất ổn” rồi. Những chủ đề nhân sự, bộ máy “cung đình” này Nhất làm sao chém gió bằng vua, quan hay dân làm báo được, họ có cả đội ngũ “biên tập” đa dạng, phong phú mà còn nhanh chóng chết yểu khi “nguồn” cạn kiệt, nữa là Nhất ngồi nhà, tự “cô lập” mình với cái laptop, sống trong “thế giới ảo” thì làm sao đú nổi.
Tiếc cho Nhất, tiếc cho một cây bút góc cạnh đã cùn, cằn, cỗi. Chuyện của Nhất khiến ta liên tưởng đến giới nhà báo, nhà văn thời Liên Xô hay trước đổi mới của ta, cứ kêu chính quyền kìm kẹp, mất tự do nên chẳng có tác phẩm hay. Ấy nhưng khi được “tự do”, thì chính những nhà văn, nhà thơ của Liên Xô ấy cũng chẳng làm được cái gì ra hồn. Các nhà văn, nhà thơ nước ta khéo giờ còn thê thảm hơn. Nguồn căn có phải là sự “gò bó”, “định hướng”, không hẳn thế, bút lực nằm ở “nguồn mực” từ dữ liệu cuộc sống, từ chính tài năng “trong sáng” của họ cùng với nhiệt huyết cống hiến kia.
Giống như Nhất, được “tự do” làm báo, nhưng vì thiếu “hơi thở cuộc sống” nên dù góc cạnh đến mấy, cũng trở nên cùn mài, rồi tự biến mình thành lá cải, chém gió như bao “nhà báo” tự phát khác. Có lẽ đến lúc Nhất nên “định hướng” lại cho mình, nếu không cũng sẽ “uổng phí một đời tài hoa”!
DLV(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)  / nguyentandung.org

Thursday, April 25, 2013

Talk với sao là gì?

Tôi từng ngồi trường dòng, học tiếng Pháp trước tiếng Việt, đọc sách khoa học, tiểu thuyết bằng hai thứ tiếng Anh, Pháp khi còn là sinh viên, và cuối cùng là dạy tiếng Việt cho người nước ngoài và tiếng Anh cho người Việt để kiếm sống. Nói như thế để thấy tôi hoàn toàn không ác cảm với bất cứ ngoại ngữ nào.
    
Tuy nhiên, tôi rất bực mình khi càng ngày càng thấy một bộ phận người Việt sùng bái và lạm dụng tiếng Anh quá mức. Ngày xưa, ông bà ta biết Việt hóa các danh từ như “savon” thành “xà bông”, “la bière” thành “la de” (bia bọt), shock thuốc là sốc thuốc... Hôm nay con cháu không chỉ không Việt hóa các danh từ nước ngoài mà lại “phát minh” một thứ tiếng Việt lai căng nửa nạc nửa mỡ, gây khó chịu cho những ai biết trân trọng “tiếng nước tôi”.

Ngày xưa học chương trình Pháp đi nữa, thầy cô giáo vẫn cấm sử dụng ngôn ngữ pha trộn. Việt ra Việt, Pháp ra Pháp, không thể có một ngôn ngữ “ba rọi”, pha trộn hai ba thứ tiếng, như thế là xem thường tiếng mẹ đẻ và làm hư kỹ năng ngoại ngữ của mình.

Còn nhớ câu chuyện cười: Anh chàng A thích chêm tiếng Pháp vào câu chuyện, một hôm gặp B, người rất ghét thứ tiếng Việt tạp nham nên rất khó chịu khi nghe A líu lo:

A: Bông dua B (bonjour = xin chào B), lâu nay moa (moi = tớ) không gặp toa, toa (toi = bạn) đi đâu mà làn da đen terrible (khủng khiếp) thế?

Anh B trả lời: Moa đi Huế.

Anh A hỏi tiếp: Có gì joyeux (vui) không?

Anh B điềm nhiên: Chẳng có gì ngoài chuyện đi xe lửa, moa leo lên đầu toa moa đái xuống...!

Câu chuyện trên nhằm chế giễu người sính ngoại ngữ. Tôi cũng chẳng muốn nói lại vấn đề này vì báo chí đã nói khá nhiều. Thế nhưng hôm nay, tôi thật sự choáng khi trên truyền hình (kênh VCTV6, VCTV17) có chương trình Talk với sao. Nếu một người không biết tiếng Anh họ hiểu “talk” là gì? Và người nước ngoài họ biết “talk” lại chẳng biết “với sao” là gì. Thứ tiếng nửa nạc nửa mỡ như thế lại được đưa lên truyền hình ở ngay cái tên của chương trình một cách quy mô hoành tráng. Tại sao không là “Trò chuyện cùng sao” hoặc "Chuyện trò cùng người nổi tiếng”?

Xin hãy tôn trọng tiếng Việt. Nếu muốn chứng tỏ khả năng tiếng Anh thì xin mời hãy có hẳn một chương trình truyền hình dành cho người nước ngoài, hoàn toàn sử dụng tiếng Anh trên truyền hình. Ðừng chêm tiếng Anh vô tội vạ khiến người yêu tiếng Việt bực mình. 


(TT)