Friday, May 31, 2013

Trước phát biểu của Thủ tướng, Trung Quốc có thấy thẹn?


Trong suốt lịch sử mấy ngàn năm, Việt Nam đã chịu nhiều đau thương, mất mát do chiến tranh gây ra. Việt Nam luôn khao khát hòa bình và mong muốn đóng góp vào việc củng cố hòa bình, tăng cường hữu nghị, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới”. Trung Quốc có nghe chăng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho dân tộc Việt Nam nói lên mong muốn của người dân đất nước chúng tôi là được sống bình yên. Anh có thấy thẹn, xấu hổ không khi mà trước nguy cơ, thách thức về an ninh khu vực đang hiện hữu, Việt Nam trước sau như một kiên trì nguyên tắc giải quyết bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau? Đất nước Việt Nam sống nhân văn, yêu chuộng hòa bình và không gây sự với ai là vậy, thế mà anh cứ mãi hành động ngông cuồng, thế có coi có được không?
Xem bài liên quan Đối thoại Shangri-La:
Trong bất cứ diễn đàn nào liên quan đến vấn đề an ninh khu vực, an ninh quốc gia, Việt Nam luôn mở đầu bài phát biểu của mình với thông điệp ôn hòa và kết thúc cũng như thế. Trongbài phát biểu đầy ấn tượng tại Shangri-la, ngay sau khi gửi cảm ơn ngài Lý Hiển Long, Thủ tướng nước chủ nhà Singapore, Tiến sĩ Giôn Chip-man và Ban Tổ chức Đối thoại Shangri-La 12 đã mời đến dự và phát biểu khai mạc diễn đàn quan trọng, Thủ tướng đã gửi trọn niềm tin: “Tin rằng sự có mặt của đông đảo các quan chức Chính phủ, các nhà lãnh đạo quân đội, các học giả có uy tín và toàn thể Quý vị tại đây thể hiện sự quan tâm, nỗ lực cùng nhau gìn giữ hòa bình và an ninh cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một thế giới đầy biến động”. Trong đoạn kết thúc diễn văn, Thủ tướng vẫn nhắc lại lập trường trước sau như một của dân tộc Việt Nam đó là: “Hòa bình, hợp tác và phát triển là lợi ích, là nguyện vọng tha thiết, là tương lai chung của các quốc gia, các dân tộc. Trên tinh thần cởi mở của Đối thoại Shangri-La, tôi kêu gọi tất cả chúng ta bằng những hành động cụ thể hãy cùng chung tay xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược vì một Châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, hợp tác, thịnh vượng”.
Phát biểu Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng: Ngôn ngữ và cách thể hiện dù có khác nhau, nhưng chắc chúng ta đều đồng ý với nhau: nếu không có lòng tin thì không thể thành công, việc càng khó càng cần có niềm tin.
Tại Hội nghị, Thủ tướng rất nhiều lần đề cập đến lòng tin và chữ tín. Thủ tướng nêu rõ: “Lòng tin cần được nâng niu, vun đắp không ngừng bằng những hành động cụ thể, nhất quán, phù hợp với chuẩn mực chung và với thái độ chân thành”. Dù không nêu đích danh, nhưng chắc rằng, thông qua câu nói trên, mọi người tham gia Hội nghị đều rõ, Thủ tướng đang muốn đề cập đến ai. Nếu như chân thành và tôn trọng thì không bao giờ Trung Quốc đi ngụy tạo lịch sử, ứng xử vô nhân đạo trên biển Đông – khi mà cố tình gây hấn trên quần đảo Trường SaHoàng Sa, làm ảnh hưởng đến tính mạng ngư dân Việt đang khai thác tài nguyên trên biển của đất Việt!
Người cũng nhắc khẽ đến Trung Quốc để nước này nhớ rằng: “Lưu thông trên biển chiếm tỷ trọng và có ý nghĩa ngày càng lớn. Theo nhiều dự báo, sẽ có trên 3/4 khối lượng hàng hóa thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển và 2/3 số đó đi qua Biển Đông. Chỉ cần một hành động thiếu trách nhiệm, gây xung đột sẽ làm gián đoạn dòng hàng hóa khổng lồ này và nhiều nền kinh tế không chỉ trong khu vực mà cả thế giới đều phải gánh chịu hậu quả khôn lường. Mọi người chúng ta đều hiểu, nếu để xảy ra mất ổn định, nhất là xung đột quân sự, nhìn tổng thể thì sẽ không có kẻ thắng người thua – mà tất cả cùng thua.” Nếu Trung Quốc mãi hành động bất cần lý lẽ, thì một ngày nào đó, khi ngoảnh đầu lại sẽ thấy rằng mình đã đi quá xa và muốn quay trở lại, cũng đã muộn màng. Phía trước luôn là vực thẩm chờ đợi!
Khéo léo vạch tội Trung Quốc trước Hội nghị, thế nhưng Thủ tướng luôn khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ. Việt Nam không là đồng minh quân sự của nước nào và không để nước ngoài nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam không liên minh với nước này để chống lại nước khác. Việt Nam khẳng định tuân thủ nhất quán Tuyên bố nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về Biển Đông; nỗ lực làm hết sức mình cùng ASEAN và Trung Quốc nghiêm túc thực hiện DOC và sớm đạt được COC. Là quốc gia ven biển, Việt Nam khẳng định và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình theo đúng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982.
Thủ tướng đã nêu lên chân lý trong mọi thời đại mà nhân loại yêu chuộng hòa bình ai cũng muốn hướng đến chỉ riêng Trung Quốc là không muốn hướng đến. Đó là sống trên lý lẽ và lấy luật pháp làm thước đo đạo đức. “Trong thế giới văn minh ngày nay, Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và các nguyên tắc, chuẩn mực ứng xử chung đã trở thành giá trị của toàn nhân loại cần phải được tôn trọng”. Tương ứng với phát biểu này, vậy thì Trung Quốc có được xem là văn minh, thông minh không? khi mà mãi kêu gọi chiến tranh, kêu gọi dùng vũ lực để đi cướp lãnh thổ của người khác?
Nhân cơ hội này, Thủ tướng cũng nhắc khéo đến đất nước láng giềng Campuchia, vì lợi ích cá nhân đã không màng đến lợi ích của khu vực. Không biết, lắng nghe câu nói: “Chúng ta cần một ASEAN đoàn kết, vững mạnh, hợp tác hiệu quả với tất cả các nước để chung tay vun đắp hòa bình và thịnh vượng ở khu vực, chứ không phải là một ASEAN mà các quốc gia thành viên buộc phải lựa chọn đứng về bên này hay bên kia vì lợi ích của riêng mình trong mối quan hệ với các nước lớn”, Campuchia có cảm thấy “nhột”?
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera
Không làm uổng công, sự kỳ vọng của người dân Việt, Thủ tướng đã trình bày rất khéo, rất chi tiết và vạch hàng loạt tội lỗi của Trung Quốc đối với người dân Việt tại Hội nghị lần này. Thông qua những câu nói rất điềm đạm, chân tình và cứng rắn khi bày tỏ quyết tâm bảo vệ chủ quyền, hy vọng Việt Nam sẽ nhận được hiệu ứng tốt từ 27 quốc gia tham gia Hội nghị và các quốc gia trên thế giới. Thông qua Hội nghị này, một lần nữa, Thủ tướng đã khẳng định được rằng: Trường Sa và Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam; Trung Quốc chỉ là kẻ chiếm giữ sai trái. Thế nên Việt Nam quyết giữ và đòi lại những gì thuộc về Việt Nam – những phần lãnh thổ mà Tòa án Quốc tế công nhận là thuộc về đất Việt, nơi mà biết bao người dân Việt đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc!…
Thanh Trúc
(Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả) / Nguyễn Tấn Dũng

No comments:

Post a Comment