Tuesday, July 23, 2013

Lằn ranh pháp lý của một viên đạn?

Mỗi ngành nghề đều có các phương tiện phục vụ riêng, tất nhiên ai muốn hành nghề đều phải qua trường lớp đào tạo mới được cấp phép. Nếu như ngành Y dùng dao kéo, bông băng, thuốc men để chữa bệnh thì ngành Cảnh sát dùng dùi cui, súng ống để giữ gìn trật tự trị an là lẽ đương nhiên. Ấy vậy mà, mấy ngày nay, xoay quanh vụ CSGT nổ súng bắn người vi phạm giao thông, lại rộ lên thông tin và nhiều tranh cãi về việc ngỡ là đương nhiên: “Cảnh sát có được quyền nổ súng hay không?”
Xem bài viết liên quan về CSGT nổ súng:
Có một hình ảnh mà người dân hẳn rất quen thuộc, đó là CSGT khi đi ra đường đều thấy có đeo bao súng ngắn. Nhưng không mấy ai biết rằng hầu hết những bao súng ấy chỉ có vỏ mà không có ruột; một số bao có súng nhưng lại không có đạn; còn ở một số đơn vị như công an các phường… thì súng ngắn của cán bộ chiến được cất vào tủ bảo quản; không ít người phải cất súng đi vì sợ khi cầm theo, nhỡ gặp chuyện “bất bình chẳng tha”, nóng mắt lên và nổ súng vào đối tượng thì coi như gặp đại họa?! Bởi sau phát súng đó CSGT sẽ phải giải trình, báo cáo và bị các cơ quan pháp luật sờ đến?. Sở dĩ có tình trạng súng đạn trang bị cho cán bộ cảnh sát phải thu giữ, cất vào kho cũng là do tâm lý “sợ dùng súng”. Không có súng, đối tượng có thể tẩu thoát, thậm chí bị hành hung… nhưng tất cả những điều đó cũng không nguy hiểm bằng chuyện nếu dùng súng trấn áp đối tượng, chẳng may đối tượng chết hay bị thương thì rắc rối to. Đã có không ít cán bộ chiến sĩ cảnh sát hy sinh trong trường hợp tay không đối phó với các đối tượng hung hãn và cũng không hiếm vụ chiến sĩ cảnh sát bị vướng vòng lao lý vì dùng súng bắn đối tượng.
Lằn ranh pháp lý của một viên đạn
Đơn cử như câu chuyện “CSGT nổ súng bắn người vi phạm” mới đây, hiện vụ việc đúng sai của hai nạn nhân đã rõ, nhưng điều gây tranh cãi nhiều nhất đó là hành vi nổ súng của CSGT trong trường hợp này. Chiếu theo thông tin ban đầu và căn cứ vào clip người dân cung cấp, 2 anh Ngọc và Kỷ đường đường là một cán bộ nhà nước, khi lưu thông trên đường đã không chấp hành luật giao thông, lại còn có hành vi không đúng đắn với người thi hành công vụ. Đã vậy, lại còn ăn vạ, không nhận lỗi. Thử hỏi, nếu không có đoạn clip của người dân cung cấp thì ai tin lời cảnh sát? và có lẽ ai cũng nghĩ hai vị này đi đúng và “tự nhiên bị bắn”. Kỳ thực các vị vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, cố tình khiêu khiêu khích cảnh sát, có biểu hiện chống người thi hành công vụ… Thế mà cứ nhem nhẻm: “tự nhiên đi đúng luật, đội mũ bảo hiểm, bị bắn vô cớ…”. Mặc dù, đại úy Trần Ngọc Hoàng có thiếu bình tĩnh khi xử lý tình huống này nhưng súng mà đại úy Hoàng bắn là loại súng bắn đạn cao su chứ không phải là loại vũ khí gây nguy hiểm. Loại súng này là công cụ hỗ trợ được trang bị cho CSGT để tự vệ trong trường hợp bị cản trở… Nếu căn cứ theo điểm c, khoản 1 điều 33 của “Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” quy định:
1. Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 22 của Pháp lệnh này;
b) Ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác,
c) Bắt giữ người theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo điểm c, CSGT để bắt giữ người vi phạm thì có quyền dùng phương tiện hỗ trợ (súng bắn đạn cao su)?
Luật không nghiêm, người dân sẽ “nhờn” luật.
Dẫu biết rằng nổ súng bắn vào người vi phạm không hẳn là đúng, nhưng trong trường hợp trên tôi cho là cần thiết. Nếu không có cách nào để ngăn chặn việc 2 người kia tiếp tục lạng lách, “làm xiếc” trên đường thì nguy hiểm không chỉ cho bản thân anh ta mà còn nguy hại đến nhiều người tham gia giao thông khác. Hơn nữa, với hình ảnh CSGT đuổi theo, người vi phạm lại cứ “lửng lơ” trêu ghẹo phía trước, quả thực nhìn vào đã thấy “chướng tai, gai mắt”. Thử hỏi, luật pháp ở đâu? những người này đem luật pháp, tính mạng của mình và những người đi đường ra làm trò đùa ư? Thật không thể chấp nhận được. Một phát súng cao su có thể khiến người vi phạm chảy máu hoặc bị thương, nỗi đau về thể xác có thể hiểu và thông cảm nhưng thà đau một lần, sau đó họ sẽ nhận ra ý nghĩa lớn hơn đó là đừng nên “đánh đu” với luật pháp. Luật không nghiêm, người dân sẽ “nhờn” luật.

Sự việc trên, gợi nhắc tôi nhớ đến trước đây Bộ Công an cũng từng chuẩn bị dự thảo nghị định và xin cho phép được bắn những đối tượng có hành vi côn đồ, tấn công cảnh sát… Nghĩ cũng thật buồn cười và thấy xã hội chúng ta có vẻ đang “dân chủ quá trớn”. Việc cán bộ cảnh sát, an ninh, quân đội phải dùng vũ khí để vô hiệu hóa hành động gây nguy hại cho tính mạng của bản thân mình và người khác trong khi thi hành công vụ đáng lẽ phải được coi là điều đương nhiên. Ai cũng biết đã có những quy định cụ thể về việc dùng vũ khí trong lực lượng công an: trước khi muốn nổ súng tiêu diệt đối tượng thì phải hô, rồi phải rút súng bắn chỉ thiên, rồi khi thấy hiệu lệnh không được đối tượng chấp hành, nổ súng chỉ thiên đối tượng vẫn không dừng lại thì phải nổ súng để ngăn chặn hành động nguy hiểm của chúng. Còn trong lúc tình huống xảy ra rất nhanh, viên đạn có thể đi không đúng như ý đồ của người nổ súng, gây thiệt mạng cho đối tượng thì cũng nên coi đó là điều bình thường.
Đại úy Trần Ngọc Hoàng
Chúng ta cứ nói rằng phải tăng cường đấu tranh chống tội phạm hình sự, rồi hô hào phải ra quân trấn áp, nhưng đến nổ súng để ngăn chặn hành động nguy hiểm của đối tượng còn phải xin có được hay không thì trấn áp kiểu gì?. Một điều ai cũng thấy rõ là, đang có rất nhiều những qui định “trói chân, trói tay” người thi hành công vụ, trong đó đặc biệt là cảnh sát. Điều đó lý giải cho một phần nạn chống người thi hành công vụ gia tăng như hiện nay. Đất nước dân tộc kỳ lạ? đòi hỏi sự an toàn mà không cho người ta quyền hạn? làm sao có thể giữ yên được?
Đất nước dân tộc kỳ lạ? đòi hỏi sự an toàn mà không cho người ta quyền hạn? làm sao có thể giữ yên được?
Trong khi ở các nước phát triển, việc chấp hành luật pháp của người dân chắc chắn là nghiêm hơn ở nước ta. Nhưng thử hỏi điều gì sẽ xảy ra đối với cảnh sát các nước như Mỹ mỗi khi bắt đối tượng lại phải hỏi, phải nổ súng chỉ thiên? Với họ, chỉ cần đối tượng có bất cứ hành động nào mà người cảnh sát cảm thấy không an toàn cho họ và cho người khác là họ đã có thể nổ súng tiêu diệt ngay, còn chuyện nổ súng đúng hay sai là việc bàn tính sau. Hầu như người cảnh sát không bao giờ bị truy cứu trách nhiệm khi nổ súng vào đối tượng. Thậm chí cảnh sát giao thông khi chặn xe chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ hoặc những vi phạm giao thông khác thì câu đầu tiên của họ là: “Bước ra khỏi xe và để tay lên chỗ nào cho tôi thấy…”.
8.500 vụ chống người thi hành công vụ trong 10 năm qua là con số đáng báo động. Sở dĩ xảy ra tình trạng trên một phần do quyền giao cho người thi hành công vụ theo quy định hiện còn quá hạn chế. Một bộ phận người thi hành công vụ khi thực hiện nhiệm vụ họ không dám mạnh tay với tội phạm, các đối tượng vi phạm ngày càng nhiều và tỏ ra “lờn thuốc”. Do vậy, tăng quyền cho người thi hành công vụ là việc nên làm nhưng tăng thế nào, tăng trong trường hợp nào thì cần có những quy định chi tiết, chặt chẽ và cụ thể ? Những quy định về sử dụng công cụ hỗ trợ đã có, người nào làm sai thì người ấy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đừng vì sợ sai mà hạn chế quyền lực của người thi hành công vụ. Đối với lực lượng vũ trang, khi tấn công trấn áp tội phạm, khi buộc phải có những hành động cứng rắn, kiên quyết để bảo vệ mình và bảo vệ người khác với những đối tượng gây nguy hiểm thì không nên nói chữ “được bắn”, mà là “phải bắn”.
Bạch Dương 

No comments:

Post a Comment