Sunday, March 31, 2013

Quan tham - Dân gian


Đó là câu tục ngữ đã có từ ngàn đời, tưởng rằng trong xã hội mới nó không còn đất sống, có chăng thì chỉ ở trong bài giảng của thầy cô trường phổ thông trong các bài giảng tố cáo sự thối nát của xã hội phong kiến. Nhưng không, té ra nó vẫn đầy rẫy giữa thời nay. Soi vào trong đời sống hàng ngày thì nó nhiều lắm. 

Hôm nay Mõ chỉ nhân một việc cái mũ bảo hiểm để mà chiêm nghiệm. Mấy bữa nay, cái mũ bảo hiểm bổng trở thành đề tài nóng cho đài, báo do cái vụ nhà nước ra quy định phạt người đi xe máy đội mũ rởm. Người thì bảo cần phải phạt vì đó là vấn đề tính mạng con người, không coi thường được. Người thì cãi, không thể phạt được vì người dân đâu có biết đâu là mũ thật, đâu là mũ rởm, thấy có bán là mua thôi. Cãi om sòm một hồi thì ông nhà nước nhượng bộ, nói thôi chưa phạt. Đấy là cái bề ngoài của sự việc mà thôi. Đằng sau câu chuyện này ẩn chứa nhiều chuyện để suy ra. 

Trước hết, đó là những dấu hiệu động cơ tham của bộ máy công quyền. Cái mũ bảo hiểm là một mặt hàng có tiêu chuẩn, không phải như hạt gạo, chất lượng thế nào cũng được, bán đắt không được thì bán rẻ. Mũ bảo hiểm theo chất lượng thì phải có cơ quan cấp phép mới được sản xuất. Mặt hàng mũ bảo hiểm đủ chất lượng mới được bày bán. Ấy vậy mà nó vẫn được bày bán công khai. Người ta đặt dấu hỏi sao nó được bán công khai vậy mà không bị tịch thu, không bị phạt. Câu này đúng đấy, trả lời là hơi khó, hơi nhạy cảm. Bởi muốn bán được tự do thì phải được chính quyền bật đèn xanh. Ở đâu mà không có cơ quan chủ quản. Liên quan đến cái mũ bảo hiểm bày bán thì có chính quyền sở tại với bộ máy giúp việc hung hậu, trật tự đô thị, công an phường, quản lí thị trường, thuế vụ… Dân có quyền đặt câu hỏi nếu không tiêu cực thì liệu có bán được tự do? Ấy là tại quan tham. 

Ra quyết định phạt người dùng mũ rởm cũng có động cơ của quan tham. Nếu mà phạt thì số lượng người chịu phạt hơi bị lớn, hàng triệu đấy, cứ nhìn trên đường mà xem, đa số là mũ rởm. Phạt vi phạm giao thông sơ sơ theo khoán thu đã là 50 triệu/tháng/phường. Tiền phạt được để lại 70%, lớn đấy. Kệ mịa chúng nó, ông có tiền từ nguồn thu phạt cái đã. Đấy là mới ở người tiêu dùng, còn ở nhà sản xuất, tài trợ được cái lệnh phạt ấy là cả vấn đề. Nó là mở rộng quy mô sản xuát, nó là độc quyền giá cả…mặc sức mà tung hoành. Mới mấy ngày chủ trương đổi mũ thôi, mức trợ giá mỗi nơi một cách, mới hai hôm đã gào lên không đủ hàng. 

Thấy ngoài đường làm ăn xôn xao, giới khoa học ngồi trong phòng cũng ra giá. Như ông cán bộ quản lí thị trường Hà Nội nói trên ti vi sang 31/3 thì, để phạt được người bán mũ rởm là phải mang mẫu đến trung tâm kiểm định. Treo cái mũ lên, thả bụp phát, nếu vỡ là mũ rởm, chi phí thử là 3 triệu. Hễ không có cái biên bản giám định thì không phạt được. Nhiêu khê thế đấy, tất cả đều là quy định. Và những cái quy định ấy hóa ra là vì cuộc sống của người quản lí là chính, chứ đâu phải vì mục đích quản lí. Chẳng quan tham là gì. 


Thứ hai, dân cũng gian. Gian ở chỗ, mua cái mũ nhựa kiểu như mũ lưỡi trai để dùng thay mũ bảo hiểm. Hỏi có biết là đồ dởm không, nói là có. Có sao vẫn đội, thì lại bỉu người ta bán được thì iêm đội được. Đến khi ra lênh phạt thì lại gào lên, làm sao người dân thường biết được cái nào là giả, cái nào là thật. Đi mà phạt mấy ông sản xuất, kinh doanh ấy chứ. 

Đến cả những vị có ít chữ cũng vào hùa với cái gian. Chẳng ít nhà báo, nhà đài, nhà Blog cũng nhao nhao lên câu: làm sao dân thường biết được đâu là thật, đâu là rởm, không được phạt, không được phạt. Thấy áp lực ghê quá, chính quyền thối lui, thôi không phạt người đội nữa mà chỉ vận động, giáo dục. Vậy là dân đã thắng nhờ vào ngụy biện. Đội mũ bảo hiểm là luật, mũ bảo hiểm là có quy chuẩn cũng theo luật, sao lại đi đội mũ nhựa rồi còn to mồm không cho phạt, chẳng gian là gì. Cái thứ quan thối lui ấy cũng không đủ bản lĩnh quản lí. 

Xem ra nếu trận đấu giữa quan tham với dân gian chưa ngã ngũ thì nhiều vấn đề, trong đó có cái văn hóa giao thông ở xứ ta còn lâu mới đạt chuẩn.

(Mõ Làng)

Xe "điên" tông liên hoàn: Tài xế là PGĐ sở

Tại cơ quan công an, kết quả đo nồng độ cồn xác định chỉ số nồng độ (thời điểm đo) là 0,2mg/1DL máu.

Trước đó, vào chiều 30/3, ông Thanh điều khiển xe ô tô 7 chỗ Toyota Fortuner BKS 51A-359.29 lưu thông trên đường Lý Tự Trọng hướng về đường Tôn Đức Thắng với tốc độ khá nhanh. Khi đến giao lộ Lý Tự Trọng - Thủ Khoa Huân (quận 1, TP.HCM), ô tô "điên" do ông Thanh điều khiển mất lái đã đâm hàng loạt phương tiện giao thông đang chờ đèn tín hiệu làm nhiều người một phen kinh hoàng.


Chiếc ô tô "điên" gây tai nạn liên hoàn

Sau khi tông nát hai xe máy làm hai người bị thương, chiếc ô tô "điên" tiếp tục lao qua giao lộ leo lên vỉa hè đường Lý Tự Trọng tông gãy hai trụ biển báo rồi tiếp tục phóng xuống lòng đường chạy một đoạn gần 200m đến giao lộ Lý Tự Trọng - Nguyễn Trung Trực tông vào ô tô hiệu Camry. Sau đó, chiếc xe "điên" này mới chịu dừng lại.

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 30/3 tại giao lộ Lý Tự Trọng - Thủ Khoa Huân (quận 1)

Hiện trường vụ tai nạn xảy ra vào chiều ngày 30/3 tại giao lộ Lý Tự Trọng - Thủ Khoa Huân (quận 1)

Theo một số người dân sống gần đây kể lại, thời điểm trước khi ông Thanh gây tai nạn liên hoàn thấy một số người truy đuổi theo xe ô tô do ông Thanh điều khiển nên có thể làm ông hoảng loạn, lạc tay lái.

Hiện nguyên nhân vụ việc vẫn đang được công an tiếp tục điều tra, làm rõ.


Thế giới đồng loạt lên án Trung Quốc “ỷ lớn hiếp bé”


Hôm nay là tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu vũ trang Trung Quốc bắn trụi cabin, ngày mai là diễn tập đổ bộ lên khu vực rạn san hô James Shoal gần Malaysia và Brunei… Tương lai Trung Quốc có thể hành động đáng sợ hơn thế nữa. Rõ ràng, “cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng”, các thành viên ASEAN dù có “tảng lờ” những hành động côn đồ của Bắc Kinh trên biển Đông thì cũng khó lòng mua được sự yên ổn.
Bởi có một tư tưởng đã ăn sâu bám rễ vào nhận thức của giới lãnh đạo Trung Quốc đó là “chân lý thuộc về kẻ mạnh, sức mạnh chính là luật… Bất cứ một quốc gia nhỏ nào muốn chống lại ý đồ này thì lập tức bị Bắc Kinh cho là phạm thượng và sẵn sàng giáng đòn trừng phạt tàn bạo”. Cái kiểu hành xử “ỷ lớn hiếp bé” hoàn toàn trái ngược với những rao giảng về “hòa bình” mà giới lãnh đạo nước này đang phát tán ngày đêm như “con vẹt”. Một con rồng Trung Quốc “trỗi dậy bành trướng’ đang hiện nguyên hình ngày càng rõ.
Bày tỏ quan ngại về cách hành xử “xã hội đen” của Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại Mỹ Victoria Nuland nêu rõ: “Chúng tôi phản đối mạnh mẽ đối với mọi sự đe dọa, hành động dùng vũ lực hay hiếp đáp của bất cứ nước nào đòi chủ quyền trên Biển Đông”.
Trung Quốc đang cố triển khai thứ quy luật “sức mạnh quyết định ai đúng”
Trung Quốc đang cố triển khai thứ quy luật “sức mạnh quyết định ai đúng”
Về những bước leo thang mới nguy hiểm của Trung Quốc tại Biển Đông, tiến sĩ Charles Morrisson, chủ tịch Hội Đông – Tây, nhấn mạnh: “Hoa Kỳ không muốn tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ “ỷ lớn hiếp bé”
Cuối tuần qua, đại tướng Shiregu Iwasaki (chủ tịch ban tham mưu liên quân của Phòng vệ Nhật Bản) đã họp với đô đốc Samuel Locklear (người đứng đầu bộ Tư lệnh Thái bình dương của quân đội Hoa Kỳ), để bàn kế hoạch nhằm chiếm lại quần đảo Senkaku, trong trường hợp các đảo này bị Trung Quốc xâm lấn. Đây là một lời cảnh báo mạnh mẽ và bất ngờ đối với giới lãnh đạo ở Bắc Kinh.
Rõ ràng những hành động ngang ngược của Trung Quốc trên Biển Đông đang trở thành mối lo ngại chung của cộng đồng quốc tế. Hòa bình ổn định và tự do, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông luôn là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.
Biển Đông từ lâu đã trở thành một vấn đề quốc tế là không thể đảo ngược được. Việc Trung Quốc từ chối đàm phán về COC cho thấy rõ ràng Trung Quốc hoàn toàn không có thiện chí cùng các nước liên quan giải quyết thỏa đáng các vấn đề tranh chấp.
Trung Quốc đang cố triển khai thứ quy luật “sức mạnh quyết định ai đúng”. Các thành viên ASEAN cần nhận thức rằng nếu tiếp tục im lặng Trung Quốc sẽ lấn tới, do vậy cần có tiếng nói chung trên vấn đề Biển Đông để ngăn chặn sự bành trướng của Bắc Kinh.
Bạch Dương / nguyentandung.org

Ông Trần Thọ được bầu thay ông Bá Thanh

Với 47/47 phiếu thuận, sáng nay, HĐND TP Đà Nẵng đã bầu Phó Bí thư Thành ủy Trần Thọ làm Chủ tịch HĐND TP thay ông Nguyễn Bá Thanh.

Kỳ họp thứ 6 bất thường HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII, nhiệm kỳ 2011-2016 diễn ra trong buổi sáng hôm nay (1/4).
Tân Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ (trái)
Tân Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng Trần Thọ (trái)


Ông Trần Thọ, Phó Bí thư thường trực, phụ trách Thành ủy được 100% đại biểu nhất trí bầu làm Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011-2016.

Như vậy chức Chủ tich HĐND TP. Đà Nẵng do ông Bá Thanh kiêm nhiệm trước đó đã được giao lại cho người kế nhiệm là Phó Bí thư Trần Thọ.


Ông Trần Thọ sinh năm 1956, từng công tác nhiều năm trong ngành giáo dục. Trước khi về đảm nhận công tác tại Thành ủy Đà Nẵng và được giao nhiệm vụ Phó Bí thư thường trực, ông từng là Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng

Sau khi ông Nguyễn Bá Thanh rời Đà Nẵng nhận nhiệm vụ Trưởng ban Nội chính TƯ cách đây hơn 3 tháng, ông Trần Thọ được Bộ Chính trị tạm thời giao nhiệm vụ điều hành Thành ủy thay ông Thanh.

Chết bớt đi !

Bất động sản tại Việt Nam: giải cứu hay để chúng rơi tự do, để chúng chết bớt đi? Toàn cảnh cuộc tranh cãi đang được chú ý trên nhiều diễn đàn giữa tiến sĩ Alan Phan với câu lạc bộ bất động sản Hà Nội.

Sự việc khởi phát từ bài  “Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”:

Lo ngại rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành, tiến sĩ Alan Phan cho rằng nên để thị trường tự điều chỉnh để sau 4-5 năm có thể quay về thời hoàng kim.

- Vấn đề giải cứu bất động sản đang gây tranh cãi, một bên nói cần tháo gỡ vì địa ốc liên quan đến hơn 80 ngành nghề, số khác cho rằng không nên bi kịch hóa. Ông nghiêng về ý kiến nào?

- Bất cứ phương án giải cứu nào cũng đòi hỏi một cái giá phải trả. Thứ nhất là tiền bạc, thứ hai là ảnh hưởng của nó tới các hoạt động khác. Nếu Chính phủ in tiền để giải cứu bất động sản thì hệ quả đầu tiên là lạm phát và toàn dân phải chịu. Các giải pháp khác như đánh thuế vào tài khoản tiết kiệm giống Síp làm thì chúng ta đã thấy hậu quả thế nào. Tôi cho rằng, với giải pháp nào, Chính phủ cũng như nền kinh tế Việt Nam sẽ phải trả cái giá đắt.

Quan điểm của tôi là hãy để cho bất động sản rơi tự do. Điều này sẽ làm giá nhà giảm thêm 30-50% để “bắt kịp” thu nhập của người dân và sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu có đủ điều kiện mua nhà. Người dân sẽ có thêm niềm tin và đây chính là một cú hích tạo ra sự kích cầu lớn. Giống như nền kinh tế Mỹ nợ ngập đầu nhưng vẫn rất năng động, bởi họ phải “kéo cày” làm việc tới 15-16 tiếng mỗi ngày để trả nợ.

Tất nhiên, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể “chết” nhưng không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư chứ không thiếu. Nếu một nửa nhà băng chết, một nửa sống thì cũng không sao, miễn là Chính phủ bảo đảm người dân sẽ không mất tiền. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.

- Ông đánh giá thế nào về giải pháp rót 30.000 tỷ đồng qua ngân hàng thương mại để tháo gỡ khó khăn cho địa ốc, trong đó tập trung cho phân khúc nhà thu nhập thấp và nhà thương mại giá rẻ?

- Theo tôi giải pháp này không khả thi. Hiện nợ xấu ngân hàng chồng chất rồi, giờ phải cho vay thêm thì sẽ rất “ngượng ngùng”. Chính phủ rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một vài đối tượng. Thị trường bất động sản Việt Nam chỉ cầm máu một chút và vết thương sẽ không khỏi. Phương thức can thiệp này không hữu hiệu mà chỉ lợi cho một nhóm người. Ngoài ra, khi bơm tiền ra sẽ có ít nhất 50% lượng tiền biến mất vì sự không minh bạch, thiếu kiểm soát nghiêm túc. Phải nhớ rằng, ở đâu cũng thế, tiền của người khác thì ta luôn có sự cẩu thả trong tiêu xài. Không có sự kiểm soát chặt chẽ thì luôn có những đối tượng lợi dụng, đó là tình trạng chung của mọi xã hội, “thừa nước đục thả câu”.

Ở Mỹ, Chính phủ không cứu bất động sản mà để giá địa ốc xuống ồ ạt. Khi ngân hàng lớn lâm nguy, Chính phủ phải rót tiền vào để có thăng bằng nhưng sau đó chính ngân hàng phải tự tìm vốn để bù vào. Sau khi có thêm một nguồn vốn mới, ngân hàng phải trả lại Chính phủ.

- Ông cho rằng, giải pháp đưa ra khó khả thi, vậy Chính phủ nên làm gì lúc này?

- Chính phủ phải làm sao để giá xuống và thu nhập người dân lên. Tới điểm nào hai bên gặp nhau thì cung cầu mới cân bằng. Những theo tôi, để hai điểm này gặp nhau thì phải mất đến 10 năm.

- Các chuyên gia cho rằng, hiện có sự chờ đợi của doanh nghiệp cũng như người dân vào các biện pháp giải cứu. Theo ông, tâm lý chờ đợi bao trùm này sẽ ảnh hưởng thế nào đối với thị trường bất động sản?

- Nếu bất động sản nằm yên không bán được thì càng đợi, người ta càng tuyệt vọng sẽ có nhiều người bỏ cuộc và giá sẽ xuống. Đó là áp lực chính. Tôi cho rằng, người mua nhà tỏ ra khôn ngoan, họ chờ đợi sự nao núng từ phía người bán. Giá nhà xuống họ mua được và nền kinh tế sẽ tốt hơn. Họ chờ đợi vì không có niềm tin. Thực tình tiền trong dân rất nhiều nhưng họ không muốn kinh doanh gì cả vì lúc này mà đầu tư thì bấp bênh quá. Nhiều người tôi biết có khả năng kinh doanh nhưng họ không muốn động tới tiền của mình, họ muốn đợi. Đôi khi tôi thấy những nhà đầu tư nước ngoài tin nhiều hơn là những người đã ở đây lâu.

- Lời khuyên của ông cho các nhà đầu tư cũng như người dân trong bối cảnh địa ốc như hiện nay là gì?

- Nếu doanh nghiệp trường vốn thì có thể đợi chờ và tìm cách để làm dự án hấp dẫn hơn. Trường hợp kẹt vốn, doanh nghiệp nên “phủi tay” làm lại, chấp nhận bỏ cuộc chơi thay vì tham gia một cách vô vọng. Người dân nếu thấy dự án tốt, sức mua ổn đáp ứng nhu cầu thì nên mua để đầu tư dài hạn.

- Theo ông, mất bao lâu để thị trường địa ốc phục hồi?

- Tình hình đang xấu, sẽ mất rất nhiều năm để bất động sản lại thời vàng son 10-15 năm nếu không có gì thay đổi. Không giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm. Doanh nghiệp mà không còn khả năng hoạt động thì nên để phá sản. Giống như một hình ảnh vui là có 1 con cóc mà mình phải nuốt thì nuốt ngay để đi làm việc khác thay vì ngồi nhìn nó hoài mà đến cuối ngày nó vẫn xấu chứ không đẹp hơn.

- Có nhiều kinh nghiệm đầu tư quốc tế, ông đánh giá thế nào về sức hút của thị trường bất động sản trong nước đối với các nhà đầu tư ngoại?

- Thị trường bất động sản Việt Nam chứa nhiều nghịch lý và nhạy cảm nên thật tình mà nói chưa hút nhiều nhà đầu tư ngoại. Thủ tục pháp lý và quan niệm toàn dân sở hữu đất đai vẫn chưa quen lắm với người nước ngoài. Thị trường hiện không sáng sủa nên việc kiếm tiền trong 3-5 năm rất khó, bởi vậy cơ hội ngắn hạn không dễ dàng. Còn cơ hội dài hạn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việt Nam đang yếu thế trong việc thu hút dòng tiền bên ngoài vào so với Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Philippines. Kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng chưa bền vững.

Các trường hợp mua lại dự án phải có một mức giá hợp lý, chủ đầu tư chịu lỗ còn đơn vị mua lại thấy có cơ hội rút lui trong chiến thắng 3-4 năm thì họ vẫn làm. M&A chủ yếu là dự án đang xây dở dang, chỉ cần nhà đầu tư ngoại rót thêm một khoản tiền nữa để hoàn thiện nên họ sẵn sàng mua lại. Còn bảo họ đầu tư dài hạn, mua đất giải phóng mặt bằng sau đó triển khai dự án thì câu trả lời là không.
Tiến sĩ Alan Phan
Tiến sĩ Alan Phan

Alan Phan là doanh nhân với 43 năm kinh nghiệm tại thị trường Mỹ và Trung Quốc. Ông là Việt kiều đầu tiên đưa công ty tư nhân của mình lên niêm yết sàn chứng khoán Mỹ (1987) – Công ty Hartcourt đạt thị giá 670 triệu đôla vào năm 1999.

Ông cũng là doanh nhân đầu tiên đưa giao dịch chứng khoán và giáo dục từ xa qua mạng Internet tại Trung Quốc (1997). Ông từng là Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa Fund tại HongKong và Thượng Hải.

Tiếp đó là phản ứng của giới bất động sản Việt: “1.000 hội viên bất động sản chất vấn tiến sĩ Alan Phan”

Sau khi Tiến sĩ Alan Phan bày tỏ quan điểm nên để thị trường bất động sản "rơi tự do", câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đã gửi tới ông 16 câu hỏi chất vấn và xin đối thoại trực tiếp.

Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội hôm nay vừa gửi câu hỏi chất vấn Tiến sĩ Alan Phan đề nghị giải thích rõ một số nhận xét đánh giá của ông về thị trường bất động sản Việt Nam, điển hình là quan điểm: "Nên để thị trường bất động sản rơi tự do”.

Trong bài trả lời phỏng vấn VnExpress.net, Tiến sĩ Alan Phan cho rằng, rót 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được một số đối tượng, địa ốc có thể cầm máu nhưng vết thương khó lành. Bởi vậy, nên để thị trường "rơi tự do" để giá nhà giảm thêm 30-50% giúp "bắt kịp" thu nhập của người dân. Theo ông Alan Phan, khi để bất động sản rơi thì nợ xấu ngân hàng sẽ tăng, nhà băng có thể "chết" nhưng thực tế sẽ không sao cả vì số lượng ngân hàng hiện dư nhiều. Ngân hàng chết, chứng khoán sẽ tụt nhưng sau đó niềm tin sẽ lấy lại và đi tới một chu kỳ kinh tế mới.

Trong thư chất vấn, Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội đưa ra 16 câu hỏi, trong đó, nhấn mạnh, Chính phủ phải làm gì để khi doanh nghiệp chết, nhà băng chết, chứng khoán tụt giảm mà người dân vẫn không mất tiền. Doanh nghiệp bất động sản phá sản khi người dân đã góp vốn triển khai dự án thì ai sẽ là người bị mất tiền. Câu lạc bộ cũng đề nghị Tiến sĩ Alan Phan đưa ra cơ sở khoa học để khẳng định không cần giải cứu, địa ốc sẽ đi lên sau 4-5 năm.

Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho rằng, nhà ở Việt Nam hiện nay có thể chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn người dân Việt Nam. Song để tạo nên một sản phẩm bất động sản cần nhập khẩu rất nhiều các nguyên vật liệu, trang thiết bị cao cấp (Việt Nam chưa sản xuất được hoặc có sản xuất cũng chưa đạt yêu cầu của người tiêu dùng), điều này góp phần rất lớn làm đội giá địa ốc lên cao. "Vậy có phù hợp không khi chúng ta lấy mặt bằng thu nhập của người dân để đòi hỏi giá nhà phải tương xứng?", phía câu lạc bộ đặt câu hỏi. Nếu để thị trường bất động sản “rơi tự do”, phá sản dây chuyền, điều gì sẽ xảy ra và cuộc sống của những người hoạt động trong lĩnh vực này cũng như gia đình họ sẽ ra sao?

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, ý kiến chất vấn đưa ra dựa trên câu hỏi của 1.000 hội viên trong câu lạc bộ. Ông Cường khẳng định, các câu hỏi đưa ra dựa trên tinh thần tôn trọng và cầu thị, Tiến sĩ Alan Phan có thể trả lời bằng thư viết, email hoặc đối thoại mở.

Về việc có nên giải cứu thị trường bất động sản hay không, ông Cường cho rằng có nhiều góc nhìn cũng như quan điểm khác nhau. Đứng ở quan điểm cá nhân, ông đánh giá, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng là một chủ trương đúng đắn bởi cần có các giải pháp hỗ trợ để người nghèo, công nhân viên chức có được tiền mua nhà giá thấp. Bởi vậy, cần có hỗ trợ chính sách cho cả người dân và doanh nghiệp. "Nếu chỉ giúp người dân mà không hỗ trợ doanh nghiệp thì trong bối cảnh khó khăn như hiện nay sẽ không có nhà giá rẻ để bán", ông Cường nhấn mạnh.

Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cũng cho rằng, để phát huy hết hiệu quả gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng cần đến đúng người đúng đối tượng và minh bạch. "Gói hỗ trợ sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, điều chỉnh những bất hợp lý, méo mó của địa ốc. Khi có bất cập cần có bàn tay can thiệp của Chính phủ chứ không thể để thị trường rơi tự do", ông Cường thẳng thắn.

Tiến sĩ Alan Phan cho hay đã nhận được thư chất vấn của Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và ông sẽ trả lời bằng văn bản thông qua một bài viết. Trong trường hợp chưa thỏa mãn, tiến sĩ Alan Phan khẳng định sẵn sàng đối thoại với các hội viên của câu lạc bộ bất động sản.

"Khi nhận được 16 câu hỏi, tôi thấy khá vui. Các vấn đề thảo luận sẽ giúp cho hội viên cũng như người dân có nhiều góc nhìn, hy vọng qua đây có thể tạo được một diễn đàn mở để có cái nhìn đa chiều về bất động sản", ông Alan Phan nói.

Hoàng Lan

(Vnexpress)

Google thử nghiệm công nghệ tìm kiếm mới

Google đang thử nghiệm một công nghệ tìm kiếm hoàn toàn mới có tên Google Nose.

Trên trang chính http://www.google.com.vn/intl/vi/landing/nose/

Tuy mới thông báo tính năng trong gia đoạn Beta nhưng đã cho phép người dùng có thể thử trải nghiệm tính năng tuyệt vời này khá hoàn chỉnh. Nose hoạt động tốt trên tất cả các thiết bị như máy tính để bàn, destop, và phần lớn các thiết bị di động.

Với công nghệ mới này, bạn chỉ cần dí mũi vào màn hình, nhấn Enter và... Ngửi!


Cảm giác mới trong tìm kiếm


Đi đến tận cùng cảm giác: vượt ra ngoài thao tác nhập, nói chuyện và chạm để có ý niệm mới về cảm giác.

Người hầu rượu qua Internet của bạn: hình ảnh, mô tả và mùi hương trong cặp bảng kiến thức được sắp xếp một cách thành thạo.

Hãy ngửi: Google Aromabase - 15M+ scentibyte.

Không hỏi, không ngửi: Khi bạn thận trọng với truy vấn của mình - bao gồm Tìm kiếm an toàn.


Đó là mùi gì?


Google NoseBETA tận dụng các công nghệ mới và hiện có để cung cấp trải nghiệm khứu giác rõ ràng nhất hiện có:

Những phương tiện Giác quan đường phố đã hít và lập chỉ mục hàng triệu dặm không khí.

Phát hiện mùi không gian xung quanh của Android thu thập mùi thông qua hệ điều hành di động nhạy nhất trên thế giới.

SMELLCD™ 1.8+ độ phân giải cao tương thích cho các mùi chính xác và được kiểm soát.

Vietnamnet hay thật!

Tôi thường xuyên vào đọc Vietnamnet, đơn giản là vì nó là tờ báo điện tử chính thống lớn nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông mang thương hiệu Việt Nam. Tiếc là tin tức thì nhiều nhưng quá nhiều tin độc hại, nó độc hại không chỉ vì nó là tin xấu mà còn vì chúng thể hiện thái độ sai, trình độ kém của người đưa tin; cuối cùng, thật nguy hiểm, chúng thể hiện khuynh hướng sai của tờ báo. Một tờ báo chính thống, lớn nhất, mang thương hiệu Việt Nam mà sai thì gây ra tác hại cũng rất lớn.
Về mặt văn hóa xã hội, nhiều tin bài thể hiện tính lá cải, câu khách rẻ tiền, nói chung là thiếu văn hóa. Nghiêm trọng hơn là những vấn đề liên quan đến chính trị tư tưởng, cũng có nhiều chuyện!
Bàn về Văn hóa trước.
Vụ đầu tiên tôi chú ý là bài viết ký tên Minh Phương viết về HH Đặng Thu Thảo sau khi đăng quang. 
   
Tôi đã viết: “Đọc bài Tân hoa hậu không bận tâm tin đồn ác ý,  rồi bài Hoa hậu Việt Nam và chuyện phiếm về sự trung thực (VietNamNet), thấy tại sao lại có những kẻ độc ác, đểu cáng như tác giả tên Minh Phương lại có thể đi làm nhà báo”; rồi viết tiếp bài “chúng nó vẫn cố tình ném bùn vào cô bé Thu Thảo” phê phán VietNamNet và những tờ khác “mang danh báo của Nhà nước lại cố công phóng đại sơ suất nhỏ của người ta để bôi bẩn bằng được một danh hiệu cao quý và làm khổ một cô bé hiền hậu, chăm, ngoan”. Khi thực tế “Ban tổ chức khẳng định đã được Đại học Tây Đô thông báo, trước khi tham dự cuộc thi Hoa hậu Việt Nam, Đặng Thu Thảo làm đơn xin đặc cách thi tốt nghiệp sớm hơn các bạn cùng lớp nhằm tránh trùng thời gian với cuộc thi nhan sắc. Nhà trường chấp nhận đơn này và tổ chức hội đồng thi riêng cho cô”. Đến nay thì đã rõ, sau bao lao đao vì sự đố kỵ và cố chấp ác độc của dư luận, danh dự của Đặng Thu Thảo đã được vẹn toàn.
Chuyện thứ hai khiến tôi chú ý là VietnamNet bị một trang mạng chê là vô văn hóa khi trên mục Xã hội đăng bài với nhan đề:
Tôi đã viết, khi viết thì mọi từ ngữ từ thô tục đến bẩn thỉu đều có thể dùng nếu đúng chỗ, phù hợp. Cũng như hành động giết người khi thực thi án tử hình là một việc thiện và chửi bọn dốt ác có đủ lý lẽ cũng sẽ là một hành động văn hóa. Ngược lại khi tự nhiên viết ra những điều thiếu tế nhị, nhất là lại đặt tên cho những bài báo thật giật gân để nhằm câu khách như trên thì đúng là vô văn hóa!
Tìm hiểu thêm thì ngay trên mục Văn Hóa của VietNamNet cũng có rất nhiều nhan đề vô văn hóa như thế: Những chuyện kinh ngạc về 'vùng kín' của nàng; Ca sĩ 19 tuổi ngủ với 12 cô gái một đêmcao-thai-son-san-sang-len-giuong-voi-bat-ky-ai; v.v…
Không chỉ là thiếu văn hóa mà còn là hành vi xúc phạm nhân phẩm khi đặt nhan đề thế này:
Bởi người ta chỉ có quyền thèm muốn với tư cách đi mua dâm với những người bán dâm, còn viết như trên đã coi những “siêu sao” của showbiz Việt gồm những hoa hậu, ca sĩ, diễn viên như Mai Phương Thúy, Đặng Thu Thảo, Diễm Hương, Thanh Hằng, Hồ Ngọc Hà, Minh Hằng, Mỹ Tâm, Thu Minh, Tăng Thanh Hà, Ngọc Trinh là những mặt hàng dâm dục. Còn người viết cái đầu đề Đại gia mất nghiệp vì 'săn' gái trinh cũng mất nhân tính khi coi những trinh nữ bị “săn” như con vật.
Những hiện tượng khác thường, báo chí có thể chê bai khi có dấu hiệu phạm pháp hoặc mất đạo đức, còn vô cớ chê bai, bới móc cuộc sống riêng tư của người khác không chỉ vô văn hóa mà còn là xúc phạm danh dự, là phạm pháp. Tôi thấy ông Lê Ân và Vũ Hoàng Việt có thể kiện VietNamNet ra tòa khi đưa những tin thế này: Đại gia Lê Ân: Đối mặt tử hình và hưởng gái trinh"Phi công" Vũ Hoàng Việt đắm đuối bên người tình U60 trên thảm đỏ!
Về vấn đề hệ trọng hơn nhiều là chính trị tư tưởng, trên VietNamNet cũng có rất nhiều điều cần phải thảo luận.
VietNamNet thường phỏng vấn đưa tin những nhân sĩ trí thức và những quan chức có cá tính, thẳng thắn (mạnh miệng), có chính kiến riêng, nhưng đều có khuynh hướng chung là có tinh thần của “lề trái”.
Như việc bảo vệ Điều 4 của Hiến pháp hiện tại không phải là chuyện tâm lý phụ thuộc vào chuyện nói nhiều hay nói ít mà thực ra là một cuộc chiến trên “mạng”, và không phải chỉ là “một vài ý kiến” mà là cả một thế lực hoạt động công khai, chính danh. Vậy mà VietnamNet lại đăng ý kiến của một vị Đại biểu Quốc hội: “các cơ quan thông tấn tuyên truyền chính thống suốt thời gian qua đã hơi “đi quá” khi liên tục phát thanh, truyền hình về sự cần thiết phải giữ điều 4.
Về chuyện “một bộ phận không nhỏ” đảng viên có quyền chức suy thoái. Thực ra do trong những lĩnh vực liên quan đến tiền bạc, họ đã móc ngoặc, liên minh liên kết, co cụm, tạo lập những vương quốc riêng, thoát khỏi sự lãnh đạo chung của Đảng, đã tham ô, tham nhũng. Điều này do Đảng chỉ lãnh đạo chung chung, thiếu cơ chế để Đảng giám sát cụ thể nên chưa làm tốt vai trò lãnh đạo. Lẽ ra phải điều luật hóa để trám chỗ trống quyền giám sát này, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về kinh tế thì VietNamNet lại nói ngược, cho sự suy thoái trên là do “Đảng “lấn sân” chính quyền”!
Đặc biệt, trong bài Chủ quyền nhân dân và việc sửa Hiến pháp, VietNamNet “giới thiệu góc nhìn” của TS. Nguyễn Văn Thuận, ủy viên thường trực Ban Biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội:
Hiến pháp lần này phải … đảm bảo người dân thực hiện được các quyền ngôn luận, hội họp, lập hội … Các quyền ấy phải được coi là quyền tự do hiến định, và chỉ có thể bị hạn chế bởi luật, chứ không phải là “có quyền […] theo quy định của pháp luật”.
Tôi ngạc nhiên khi thấy vị ĐBQH đang có vị trí quan trọng này lại hiểu “theo quy định của pháp luật” chỉ theo hướng hạn chế quyền như thế. Mà đúng ra phải hiểu “theo quy định của pháp luật” có nghĩa là những quyền tự do của người dân đã được hiến định thì mọi người buộc phải tuân theo, cũng có nghĩa là quyền của dân sẽ được pháp luật bảo vệ. Đồng thời “theo quy định của pháp luật”cũng có nghĩa là sự lợi dụng quyền tự do với ý đồ xấu sẽ bị ngăn chặn, một chuyện thường xảy ra ở nước ta. Như vậy có đoạn “theo quy định của pháp luật”có lợi đôi đường. Một số người cho quyền đã hiến định theo Hiến pháp là cao nhất sao còn phải tuân theo pháp luật? Không lẽ pháp luật cao hơn Hiến Pháp, chống lại Hiến pháp? Thực ra do hoặc dốt hoặc cố tình hiểu sai người ta mới nghĩ như vậy, vì Hiến pháp là luật chung, luật tóm tắt để sao cho mọi người đều có thể hiểu, còn phải có đủ các bộ luật, các nghị định, các văn bản dưới luật thì mới có thể thực thi được Hiến pháp trong cuộc sống. Nên sự điều luật hóa, quy định hóa chỉ là cụ thể hóa Hiến pháp chứ không phải là việc chống lại Hiến pháp. Một số người đang tích cực đòi bỏ đoạn  “theo quy định của pháp luật” thực ra là muốn biện hộ cho việc nói bậy, viết bậy, làm càn của họ và mở đường cho những hành động quấy rối của họ trong tương lai. Một ông Ủy viên thường trực Ban Biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà quan niệm như trên quả là ngây thơ và thiếu thực tế. Hiến pháp Mỹ không có đoạn “theo quy định của pháp luật”, theo một tác giả: “nhưng sự giản đơn của Hiến pháp khi va đập với thực tế phức tạp của cuộc sống tạo nên những nghịch lý… Câu trả lời của các tòa án Mỹ là: không thể có tự do nào là tự do tuyệt đối và những động thái kiểm soát của chính quyền để ngăn chặn các hành vi “tự do” nhưng gây hại là cần thiết. Tuy nhiên, các lệnh cấm đều phải tuân thủ những nguyên tắc chặt chẽ do tòa án định ra và chỉ có tòa án mới là nơi duy nhất có thẩm quyền quyết định ai đúng ai sai”. Như vậy bỏ đi một đoạn cụ thể hóa luật pháp thì lại sinh ra nhiều việc phức tạp cho tòa án. Vậy việc bỏ đi như vậy chẳng phải là một chuẩn mực tốt.

Để kết bài này tôi muốn nói, bên cạnh những lệch lạc như trên VietNamNet từng đăng những bài coi Phạm Duy là biểu tượng không ai hơn về tài năng và nhân cách, VietNamNet cũng có một nghịch lý là tạo danh, tạo thế cho những vị có tư tưởng chống chế độ. Những nhân vật Nguyên Ngọc, Nguyễn Minh Thuyết, Việt Phương, v.v.. vừa ký tên trong danh sách đòi thay đổi Hiến pháp, thay đổi chế độ, cũng có nghĩa là đòi xóa bỏ luôn Bộ chủ quản của VietNamNet, bởi Bộ Thông tin và Truyền thông cũng thuộc thể chế hiện tại; nhưng bài của họ, tên tuổi họ luôn được đăng, được lưu trang trọng trên VietNamNet.

Nguyên Ngọc, gần đây nhất, trong bài trả lời phỏng vấn về giáo dục nhưngTuần Việt Nam lại đặt cái nhan đề đầy kích động:  Nhà Văn Nguyên Ngọc: Dân chủ không phải cái đem cho lấy ý từ câu trả lời của ông như một lời hiệu triệu, y như dân ta đang bị kìm kẹp dưới ách thống trị vậy: “Dân chủ không phải là cái đem cho, dân chủ đem cho thì không phải là dân chủ, dân chủ là giúp cho người ta vùng lên tự giải phóng”.

Quả là dân ta thời nô lệ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Bác, đã “vùng lên tự giải phóng” thật, còn bây giờ Nguyên Ngọc muốn dân ta “vùng lên tự giải phóng” thì giải phóng khỏi ai? Và giành quyền làm chủ điều gì? Thực tế chỉ có Đảng lãnh đạo, phải chăng Nguyên Ngọc muốn dân ta vùng lên giải phóng khỏi Đảng? Cần phải giáo dục cho học sinh cái tinh thần ấy? Hiện tại các quyền cơ bản nhất: quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc; quyền được bảo vệ về thân thể và danh dự; v.v… dân ta đều có hết; chỉ có quyền nói bậy, viết bậy, làm càn là chưa có. Phải chăng Nguyên Ngọc muốn dân ta vùng lên đòi những quyền ấy? Cụ thể như quyền được phỉ nhổ của Nguyễn Huy Thiệp vào cuộc chiến giành lại nền độc lập mà ông luôn ủng hộ?

VietnamNet cũng từng là nơi cho “GS Tai Ương” (PGS Tương Lai) lập ngôn, để hôm nay có thế đứng vững hơn trên tuyến đầu chống chế độ.

Trên Tuanvietnam, trong bài Gs-tuong-lai-lua-chon-van-hoa-giai-quyet-bi-kich-su, Tương Lai cho:
mặc dầu “triều Nguyễn đã để lại một di sản khổng lồ, vĩ đại mà không triều đại nào trong lịch sử có thể sánh được” nhưng ngót một thế kỷ qua, sự thật lịch sử đó đã bị vùi lấp. Đó là một bi kịch lịch sử lớn”, bởi: “Nguyên nhân của bi kịch ấy có nhiều, song đúng như phân tích của Gs. Phan Huy Lê “về sử học thuần túy, đó là thời kỳ mà nền sử học Macxít đang hình thành, nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi”;
            “từ sự đổi mới tư duy về kinh tế mà đổi mới về tư duy nói chung để thấy ra sự phi lý của những quan điểm chính thống … khi áp đặt vào việc biên soạn sách giáo khoa sử học cũng như từng áp đặt cho các công trình nghiên cứu lịch sử thì … khi một cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng cho thế hệ trẻ thì khác nào chất axít gậm nhấm tâm hồn lớp trẻ”.
Có lẽ nào sự thật di sản Triều Nguyễn lại vĩ đại đến như vậy mà sự “ấu trĩ, giáo điều, công thức” của “nền sử học Macxít” “vùi lấp”? Có lẽ nào sách giáo khoa lịch sử đều là “cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng”?
            Khởi thuỷ của nhà Nguyễn xuất phát từ sự tàn mạt của nhà Lê, sinh ra thời tao loạn Vua Lê Chúa Trịnh, rồi Trịnh Nguyễn phân tranh. Nguyễn Huệ sau khi diệt Trịnh, Nam đánh thắng giặc Xiêm (do Nguyễn Ánh cầu viện), Bắc đánh thắng giặc Thanh (do Lê Chiêu Thống cầu viện), đã oai hùng lên ngôi xứng đáng. Tiếc là Nguyễn Huệ lâm bệnh và chết đột ngột, Nhà Nguyễn mới có cơ hội giành quyền cai trị. Nhưng rồi Nhà thờ Thiên chúa giáo và Đế quốc Pháp không quên công giúp Nguyễn Ánh chống Tây Sơn và lời cầu viện của Nguyễn Ánh ngày nào khi giao cả ấn tín và con mình làm con tin, nhờ Bá Đa Lộc làm  Đặc sứ yết kiến Vua Pháp Louis XVI, ký Hiệp ước Versailles, xin nhường đảo Côn Lôn và cho Pháp độc quyền sử dụng cảng Đà Nẵng! Chính cái Hiệp ước Versaillesđịnh mệnh kia là cái cớ cho Thực dân Pháp về sau thực hiện dã tâm xâm lược, 1858 đã chiếm Côn Lôn rồi chọn Đà Nẵng làm điểm khởi đầu đánh chiếm Việt Nam. 1887, Pháp đã chiếm được Việt Nam và toàn Đông Dương, đã lập ra Liên bang Đông Dương. Từ đó Nhà Nguyễn thực sự hết vai trò, chỉ còn là bù nhìn. Chỉ đến khi cách mạng tháng 8 thành công, 2-9 Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, rồi đến tận 5-1954 chiến thắng ĐBP, nước ta mới thực sự giành lại nền độc lập.
Có lẽ nào tất cả những sự thật đó không chỉ người Việt Nam mà toàn thế giới công nhận, đã được internet hóa, là “cái giả biến thành cái thật, được đem rao giảng”?
Dù triều Nguyễn như vậy, nhưng những tấm gương sáng về tinh thần yêu nước và chống ngoại xâm như Vua Hàm Nghi, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Trương Định, Nguyễn Trung Trực v.v… đều được vinh danh trong những trang sử vàng của dân tộc, tên của họ đều được đặt tên cho những con đường trong các thành phố.
Có lẽ nào tất cả những điều đó là cách nhìn “ấu trĩ, giáo điều, công thức” của “nền sử học Macxít” vùi lấp?
Tóm lại thật buồn cho VietNamNet! Thật buồn cho mấy vị quan chức, nhân sĩ trí thức!
TPHCM
29-3-2013
ĐÔNG LA

Bắc Triều Tiên không còn đường quay trở lại?

Bên cạnh việc phát ngôn khiếm nhã, đầy hiếu chiến, khiêu khích các nước láng giềng, giờ Bắc Triều Tiên còn đem vũ khí hạt nhân, bom đạn  đi mở cuộc chiến tranh với Hàn Quốc, Mỹ, Nhật.
Sau thời gian dài khuyên nhủ, can ngăn nhưng Bắc Triều Tiên vẫn không ngừng tay và ngày càng nổi cáu hơn, cuối cùng Mỹ cũng tính đến chuyện xem xét nghiêm túc lời “đe dọa” của Bắc Triều Tiên và chuẩn bị đưa ra biện pháp đáp trả. Liệu, khi mà Mỹ và Hàn cùng một lúc “tính sổ” thì Triều Tiên sẽ tồn tại như thế nào đây? Đến lúc này thì Bắc Triều Tiên đã không còn đường quay trở lại vì sức chịu đựng của Mỹ, Hàn, Nhật là có giới hạn…!

Các sinh viên Triều Tiên trong cuộc diễu hành lớn ở thủ đô Bình Nhưỡng hôm qua. Những tấm biển ghi: "Hãy đè nát nhóm phản bội bù nhìn", "Hãy xé xác lũ phản bội bù nhìn đến chết". Ảnh: AP
Vốn dĩ, Mỹ, Hàn đã rất nhiều lần “nhịn” Bắc Triều Tiên và luôn tìm cách khuyên Bắc Triều Tiên dừng tay trước khi quá muộn. Ngay cả khi Bắc Triều Tiên đe dọa, bêu rếu Mỹ, Hàn thì Mỹ và Hàn vẫn “làm lơ” để trách đi sự gây hấn không cần thiết. Nhưng Kim Jong Un được “đằng chân lên đằng đầu”, cứ mãi khiêu khích, đe dọa quyết liệt. Cuối cùng thì Mỹ và Hàn cũng đưa ra quyết định “rắn” hơn và không bỏ ngoài tai lời “đe dọa” của Bắc Triều Tiên được nữa..!

Các quân nhân Triều Tiên thể hiện ủng hộ nhà lãnh đạo Kim Jong Un (Ảnh: AP)
Ngay sau khi Kim Jong Un tuyên bố chiến tranh với Hàn Quốc và đưa ra hàng loạt hình ảnh người dân Bắc Triều Tiên ủng hộ đánh Mỹ, Hàn thì Mỹ, Hàn không còn ngồi yên nữa. Phía “Nhà trắng” đã cuộc họp khẩn và đưa ra chiến thuật đáp trả. Dĩ nhiên là nếu như Bắc Triều Tiên dùng vũ khí hạt nhân đi gây chiến thì Mỹ cũng sẽ dùng vũ lực để đáp trả, ngăn chặn lại bom đạn mà phía Kim Jong Un ném đến. Đến lúc đó, không chỉ có Mỹ “thao dợt” với Bắc Triều Tiên mà có thể Hàn Quốc cũng nhúng tay vào. Cùng một lúc chiến đấu từ 2 phía, sức mạnh lại trội hơn, liệu Bắc Triều Tiên có “làm chủ” được tình hình nữa không khi Trung Quốc không phải là ông bạn tốt thực sự? Chắc chắn là không, đó hoàn toàn là điều ngoài tầm với của Kim Jong Un!

Một chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ bay trên căn cứ không quân Mỹ ở phía nam Seoul hôm 28/3 (Nguồn: Yonhap)
Vì sao có sự phán đoán chắc nịch như vậy? Đơn giản bởi vì, vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên chưa hẳn là mạnh nhất và so về vũ khí chiến đấu thì Bắc Triều Tiên chưa phải là đối thủ của Mỹ. Chưa kể, trong số máy bay, chuyên cơ, hơn phân nữa là không thể hoạt động vì không có nguyên liệu nạp vào. Quân lính cầm súng chiến đấu thì không hùng hậu bởi thiếu ăn, thiếu sức đề kháng, bụng đói. Ngay cả việc tập trận mà Bắc Triều Tiên còn không có điều kiện để tập chiến đấu thì làm sao khi “ra chiến trường” giành phần thắng cho được?
Triều Tiên đang hành động như một kẻ “mất bình tĩnh”, hão huyền và trong đầu chỉ muốn chiến tranh, để được thử tầm sức mạnh vũ khí mà thôi. Chứ thật ra, nếu chỉ có vũ khí hạt nhân, còn các thứ khác đều yếu kém thì làm sao chiến đấu “mát con mắt” và thể hiện sức mạnh cho được?

Mỹ tăng hệ thống đánh chặn đối phó Triều Tiên
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà phía Mỹ bảo rằng: “Có đầy đủ năng lực bảo vệ bản thân và các nước Châu Á” và tuyên bố “tiếp tục có thêm những biện pháp chống lại mối đe dọa của Bắc Triều Tiên, bao gồm kế hoạch tăng về số lượng tên lửa đánh chặn” là có nghĩa Mỹ đã chuẩn bị “đón tiếp” Bắc Triều Tiên trên chiến trường? Nếu như không phải vậy thì không việc gì Nga rốt ráo lên tiếng khuyên can các bên nên giữ bình tĩnh, kiềm chế một cách tối đa và mong không một ai đi quá giới hạn???
Có lẽ, vì quá hiểu Mỹ nên Nga linh cảm được cái giới hạn, chịu đựng của Mỹ sắp không còn. Thử hỏi, suốt ngày, Bắc Triều Tiên cứ đe dọa, tuyên bố “đánh”, đi gây sự hằng ngày mà không nghe bất cứ ai, không có tinh thần xây dựng, bất chấp tất cả, chỉ muốn trở thành “anh hùng” thì làm sao có được sự bình an cho được? Trong lúc Mỹ muốn “bỏ ngoài tai” để bắt tay làm hòa, xóa bỏ hiềm khích thì Bắc Triều Tiên lên mặt, giờ thì Mỹ đã chuẩn bị tư thế “tác chiến” rồi thì sẽ không còn đường nào để Bắc Triều Tiên quay trở lại?!

Tên lửa chống ngầm Cá mập đỏ của Hàn Quốc.
Đáng lẽ ra, Bắc Triều Tiên nên biết rằng sự chịu đựng của con người có giới hạn và Mỹ, Hàn cũng là con người chứ không phải thần, thánh. Đến một lúc nào đó, sự ngang ngược làm cho người khác không có đủ kiên nhẫn “làm ngơ”, không còn đủ năng lượng để “bao dung” thì hậu quả thật khó lường. Giờ thì, có lẽ điều mà Bắc Triều Tiên mong mỏi, điên cuồng theo đuổi suốt thời gian qua sắp diễn ra theo ý muốn. Nhưng, đáng quan ngại nhất là: nếu như chiến tranh diễn ra thật thì Bắc Triều Tiên sẽ phải hối hận và trả cái giá đắt cho sự ngu muội, háo thắng, đầy ảo tưởng mà thời gian qua dầy công, tốn sức xây dựng trên “cát biển”…!
Hải Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Saturday, March 30, 2013

Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên


Ngày 22-3/2013, Mỹ và Hàn Quốc ký kế hoạch phối hợp đối phó với những khiêu khích cục bộ, xác định phương châm tác chiến “quân đội Hàn Quốc đóng vai trò chủ đạo – quân đội Mỹ có trách nhiệm hỗ trợ”.

trieu tien thumb Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Lính Triều Tiên và Hàn Quốc giáp mặt nhau ở ngôi làng biên giới Bàn Môn Điếm (Panmunjom) trong Khu Phi quân sự (DMZ) giữa hai nước. Ảnh minh họa: AP
Đây là lần đầu tiên hai nước ký kết hiệp định tương tự. Tuy nhiên trong lịch sử, Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần cùng bàn bạc đối phó với sự “khiêu khích” từ phía Triều Tiên. Do Mỹ nắm bắt quyền chỉ huy tác chiến đối với quân đội Hàn Quốc nên trước những hành động gây hấn của Triều Tiên, thường bao giờ quân Mỹ cũng nắm vai trò chủ đạo, quân đội Hàn Quốc sẽ hỗ trợ. “Sự kiện cây bạch dương” xảy ra năm 1976 đã suýt đẩy bán đảo Triều Tiên vào lò lửa chiến tranh là một ví dụ điển hình.

Kế hoạch đột kích

Tại Bàn Môn Điếm – Ngôi làng ở Gyeonggi – giới tuyến phân cách Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên có trồng một cây bạch dương. Hàn Quốc và Triều Tiên đều cho rằng cây bạch dương này ảnh hưởng đến tầm quan sát nên cả hai đã nhất trí sẽ chặt đi. Ngày 6-8-1976, Ủy ban đình chiến của quân đội Hàn Quốc và Mỹ thông báo với Triều Tiên thời điểm chặt cây. Sáng ngày 18-8-1976, 6 lính Mỹ và 5 lính Hàn Quốc đến gần trạm gác của quân đội Triều Tiên để giám sát 5 công nhân Hàn Quốc chặt cây.
Đúng lúc này, 17 quân nhân Triều Tiên xuất hiện, họ nhận được lệnh của cấp trên là ông Pak Chul, yêu cầu quân đội Mỹ – Hàn Quốc dừng chặt cây, nhưng thượng úy Arthur Bonifas – trung đội trưởng quân đội Mỹ ra lệnh tiếp tục chặt. Ông Pak Chul rất bực mình, tiếp tục điều thêm 10 binh lính nữa và một lần nữa yêu cầu dừng chặt, nhưng quân Mỹ không để tâm đến lời cảnh cáo của họ. Thấy vậy, ông Pak Chul liền ra lệnh cho quân lính Triều Tiên tấn công. Binh lính Triều Tiên liền cầm rìu và gậy gỗ lao vào phía Mỹ, tấn công sĩ quan chỉ huy của quân Mỹ. Kết quả là trung đội trưởng Arthur Bonifas và trung úy Mark Barrett bị chém chết trong vụ ẩu đả này. Tám sĩ quan Mỹ và Hàn Quốc khác bị thương, ba chiếc xe ô tô bị phá hỏng hoàn toàn.
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Binh sĩ hai phía thường xuyên giáp mặt nhau ở khu ranh giới, chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra tai họa
Vài tiếng sau khi sự việc xảy ra, trung tướng Roh Jae-Hyun – Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) đã bàn bạc đối sách với Richard G. Stilwell – Tư lệnh trưởng quân đội Mỹ tại Hàn Quốc. Chiều ngày 18-8, trung tướng Roh Jae-Hyun báo cáo với tổng thống Park Chung-hee rằng: “Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell cho rằng không thể chấp nhận sự việc này, để dằn mặt Triều Tiên, không cho bọn họ cơ hội khiêu khích nữa, chúng ta cần có biện pháp trả thù”. Tổng thống Park Chung-hee lạnh lùng đáp: “Việc xảy ra xô xát với quân đội Bắc Hàn (Triều Tiên) ở khu vực ranh giới không phải mới chỉ xảy ra một hai lần, người Mỹ lúc nào cũng hô rằng họ sẽ không hạ quyết tâm khơi mào cho cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai”.
Tuy nhiên, ngay tối hôm đó, tổng thống Park Chung-hee đã gọi điện thoại cho Bộ trưởng quốc phòng Hàn Quốc và nói rằng: “Lần này kiểu gì cũng phải cho Bắc Hàn (Triều Tiên) một bài học, không thể để cho họ coi chúng ta như những con hổ giấy. Nếu người Mỹ thấy thế là cần thiết thì có thể phối hợp tác chiến với Hàn Quốc để cùng trả thù”. Cùng với đó, Bộ tư lệnh liên quân Mỹ Hàn Quốc đã tuyên bố hủy kỳ nghỉ của lính Mỹ tại Hàn Quốc và lính Hàn Quốc, sẵn sàng trực chiến.
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Sự căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên chưa hề lắng dịu kể từ khi đình chiến năm 1953
Mặc dù chuẩn bị rất rầm rộ, nhưng Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell và trung tướng Roh Jae-Hyun bàn bạc nhiều lần, quyết định vẫn phải thực hiện theo quy trình mà luật pháp quốc tế đã quy định: Một là triệu tập Ủy ban đình chiến bày tỏ sự kháng nghị; Hai là phát đi tín hiệu cảnh cáo mạnh mẽ; Ba là áp dụng hành động mang tính thực chất để “trả thù một cách bình đẳng”; Bốn là yêu cầu Triều Tiên gánh vác mọi trách nhiệm. Chẳng mấy chốc, ông Park Hee Do – lữ đoàn trưởng lữ đoàn nhảy dù đặc chủng lục quân Hàn Quốc đã nhận được điện thoại của trung tướng Roh Jae-Hyun: “Sĩ quan xuất sắc phải đi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quốc gia, chắc tướng quân Park Hee Do biết rất rõ dùng biện pháp phù hợp nào để chấm dứt “sự thách thức của phương Bắc”, ông hãy lựa chọn ra cao thủ Taekwondo giỏi nhất, có thể chỉ một nắm đấm là hạ gục đối thủ để lúc cần thiết có thể sử dụng”.
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Lính Hàn Quốc đi tuần tra dọc khu biên giới liên Triều
Đêm ngày 19-8, đèn đuốc vẫn sáng trưng trong Bộ tư lệnh quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell và trung tướng Roh Jae-Hyun đã triệu tập hội nghị liên minh, xác định một phương án tác chiến phối hợp có tên gọi Kế hoạch đột kích, nội dung chính của kế hoạch này nói rằng “sự kiện cây bạch dương” có thể phát triển thành chiến tranh cục bộ. Sư đoàn bộ binh số 2 của Mỹ và quân đoàn 3 của Hàn Quốc sẽ bắt tay tấn công và chiếm được Kaesong – thị trấn biên giới quan trọng của Triều Tiên.
Ngày 20-8, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell đã thảo luận các chi tiết cụ thể của Kế hoạch đột kích với trung tướng Roh Jae-Hyun. Ông Richard G. Stilwell nói, tổng thống Gerald Rudolph Ford ra lệnh tiếp tục chặt cây, nếu Triều Tiên ngăn cẳn sẽ lập tức tấn công bằng vũ lực. Nếu Triều Tiên đáp trả, liên quân Mỹ, Hàn QUốc sẽ lập tức triển khai tác chiến chung, vượt qua ranh giới Bàn Môn Điếm, chiếm lĩnh Kaesong rồi tiến vào khu vực đồng bằng, xóa bỏ mọi mục tiêu quân sự mà Triều Tiên dùng để đe dọa Seoul, thời gian tác chiến là 16 giờ ngày 21-8. Trung tướng Roh Jae-Hyun đồng tình với kế hoạch này và đề nghị quân đội Hàn Quốc sẽ phụ trách nhiệm vụ canh gác thay quân đội Mỹ.

Những võ sĩ Taekwondo

3 giờ chiều ngày 20-8, tổng tham mưu trưởng lục quân Hàn Quốc Lee Sae Ho đột nhiên có chuyến thăm tới văn phòng của ông Park Hee Do – lữ đoàn trưởng lữ đoàn nhảy dù đặc chủng lục quân Hàn Quốc, chuyển tới ông này lời khích lệ và dặn dò của tổng thống và gửi một khoản tiền thăm hỏi. Ông Lee Sae Ho nói: “Ngày 21-8 sẽ tiến hành đợt chặt cây thứ hai. Đề nghị ông lựa chọn 64 võ sĩ Taekwondo và cử họ đi cùng với bên Mỹ. Nếu giành được chiến thắng ở khu vực ranh giới, chắc chắn sẽ tặng huân chương cho các vị anh hùng”. Ông Park Hee Do hỏi: “Mang theo vũ khí gì?” Ông Lee Sae Ho đáp: “Tướng quân phải biết rõ rằng, khi tập kết ở tiền phương có thể mang theo vũ khí, nhưng ở khu vực ranh giới không cho phép mang vũ khí chỉ cần dùng chân tay là đủ. Đây là chiến dịch trả thù có mức độ, sử dụng lính đặc chủng giỏi là đủ rồi”.
Sau đó, tại phòng làm việc của trạm trưởng trạm gác của quân đội Mỹ ở Bàn Môn Điếm, Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell hạ lệnh cho các sĩ quan Hàn Quốc: Khi phía Mỹ chặt cây, phía Hàn Quốc phụ trách canh gác bốn xung quanh, nhưng nghiêm cấm mang theo vũ khí; Một sĩ quan Hàn Quốc hỏi: “Ông không cho phía Hàn Quốc mang theo vũ khí, nhỡ Bắc Hàn lại chém chúng tôi bằng rìu thì sao? Tư lệnh trưởng Richard G. Stilwell liền trả lời: “Binh sĩ của quân đội các ngài rất giỏi chơi Taekwondo mà? Dùng tay chân là đủ rồi!” Nhưng chúng tôi tay không làm sao có thể đối phó với bọn họ súng giắt đầy mình?” Đây là quy định, nếu cục diện phát triển theo tình huống xấu đi, chúng ta đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhưng tại hiện trường tuyệt đối không được mang theo vũ khí”. Sau này ông Park Hee Do nhớ lại rằng: “Lúc đó tôi tức nổ đom đóm mắt, người Mỹ muốn trả thù cho đồng đội của họ, nhưng lại bắt chúng tôi tay không bắt giặc, đối mặt với nguy hiểm, thật là quá đáng… Nhưng vấn đề nằm ở chỗ, Mỹ nắm quyền chỉ huy tác chiến đối với Hàn Quốc, chúng tôi chỉ còn cách chấp hành mệnh lệnh”.
Sau đó, Mỹ và Hàn Quốc đã thảo luận các chi tiết cụ thể khác, trong đó quan trọng nhất là vấn đề xác định trạng thái giao chiến như thế? Cuối cùng Mỹ và Hàn Quốc xác định, lấy thời điểm lính Triều Tiên bước chân lên cây cầu Không trở lại làm chuẩn.
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Triều Tiên luôn giữ quan điểm cứng rắn và tuyên bố sắn sàng tấn công tất cả các căn cứ của Mỹ và Hàn Quốc. Ảnh: Binh sĩ Triều Tiên báo động chiến đấu trong cuộc tập trận gần đây.

“Người Mỹ nhát gan hơn chúng tôi”

Song song với việc xác định danh sách những người sẽ tham gia chặt cây, đại diện quân đoàn 1 và sư đoàn 1 của Hàn Quốc còn có cuộc họp với đại diện sư đoàn số 2 của Mỹ. Cuộc họp này xác định: Sư đoàn 1 của Hàn Quốc có 2 nhiệm vụ: Một là, cùng sư đoàn 2 của Mỹ hiểm hộ cho hành động chặt cây ngày 21-8; Hai là, nếu xảy ra tình huống xấu, sẽ tham gia vào Kế hoạch đột kích. Theo sự sắp đặt trong Kế hoạch đột kích, khi quân Mỹ và Hàn Quốc thực hiện nhiệm vụ chặt cây lần thứ hai, sân bay quân sự của sư đoàn 2 của Mỹ đã tập kết 36 chiếc máy bay trực thăng “rắn hổ mang” chở binh sĩ Mỹ, chỉ mất 5 phút là có mặt ở Bàn Môn Điếm.
Đêm ngày 20-8, hai bên Hàn Quốc và Mỹ bắt đầu hành động. sư đoàn 1 của Hàn Quốc cử lính canh gác và ra chỉ thị: “ Chỉ cần quân đội Triều Tiên vượt qua cầu Không trở lại nửa bước là có thể nổ súng”. Một sĩ quan Hàn Quốc tham gia vào chiến dịch đó nhớ lại rằng: “Người Mỹ còn nhát gan hơn cả chúng tôi, vừa nhận được mệnh lệnh tham chiến, mấy binh sĩ ôm vợ con khóc ầm ĩ, có người còn viết cả thư tuyệt mệnh trước mặt gia đình. Vợ con một số binh lĩnh Mỹ còn lục tục bỏ trốn từ tối 20-8”.
Sáng sớm ngày 21-8, 64 binh sĩ của lữ đoàn nhảy dù đặc chủng lục quân Hàn Quốc đáp trên ba chiếc xe tải và tiến về cầu Không trở lại. Bất chấp lời cảnh báo của phía Mỹ, ông Park Hee Do vẫn phát vũ khí cho 64 binh sĩ này, họ mặc áo chống đạn, bên trong giấu súng tiểu liên tự động và lựu đạn. Sau này sự việc vỡ lở, từ ông Park Hee Do trở xuống, tất cả đều bị cảnh cáo. Trước khi bước vào khu vực an ninh chung, Hàn Quốc đã gửi thông báo sang phía Triều Tiên, cho biết: “Bên chúng tôi sẽ tiếp tục chặt cây bạch dương chắn tầm nhìn của trạm gác bên tôi, sau khi chặt xong sẽ rút khỏi khu vực an ninh chung, nếu đội chặt cây không vấp phải sự khiêu khích gì thì sẽ không xảy ra vấn đề gì”.
6 giờ sáng ngày 21-8, công việc chặt cây được bắt đầu. Phía Mỹ có một vị trung tá, phía Hàn Quốc có một đại úy kiêm phiên dịch đứng theo dõi tiến độ chặt cây. Họ cầm máy bộ đàm để liên lạc với quân đội phía trước, và bộ chỉ huy liên quân Mỹ Hàn tại Hàn Quốc cũng theo dõi sát mọi hoạt động ở khu vực chặt cây. Sau này vị đại úy Hàn Quốc nói rằng: “Mặc dù biết trước là Mỹ và Hàn Quốc đã bố trí lực lượng lớn, nhưng tôi biết rõ nếu hai bên giao chiến, số người tham gia chặt cây sẽ không thể sống sót. Lúc nhìn thấy quân đội Bắc Hàn (Triều Tiên) chạy về phía cầu Không trở lại, tim tôi như muốn ngừng đập”. Rất may là ba chiếc xe tải trở lực lượng cơ động của Triều Tiên chạy đến phía Bắc cầu Không trở lại thì dừng lại, không ai lại gần đầu bên kia cầu nữa.
Sau khi chiến dịch chặt cây kết thúc, Triều Tiên lấy danh nghĩa Bộ tư lệnh tối cao quân đội nhân dân nước này gửi thông báo đến Ủy ban đình chiến, nói rằng rất lấy làm tiếc vì sự kiện ngày 18-8, nhấn mạnh Triều Tiên sẽ không bao giờ khiêu khích trước, nhưng nếu vấp phải sự khiêu khích sẽ không bao giờ đứng nhì…Ngày 23-8, Bộ ngoại giao Mỹ bày tỏ “rất lấy làm tiếc” về thông cáo của Triều Tiên, Kế hoạch đột kích chỉ một tích tắc nữa thôi là đẩy bán đảo Triều Tiên vào cuộc chiến tranh lần thứ hai cũng được hủy bỏ.

Hình ảnh khu biên giới bí ẩn giữa 2 miền Triều Tiên

 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Vùng phi quân sự nằm ở vĩ tuyến 38 với các lực lượng quân đồn trú của cả 2 bên nằm dọc biên giới
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Ở đây đã xảy ra nhiều cuộc giao tranh, năm 1976, 2 sĩ quan Mỹ đã thiệt mạng sau vụ nổ súng của binh sĩ Triều Tiên
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Cả 2 miền Bắc, Nam đều có những thị trấn nhỏ nằm trong vùng phi quân sự
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Cột cờ của Hàn Quốc cao 98m
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Trong khi đó, cột cờ của Triều Tiên cao đến 160m
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Nhiều người phương Tây gọi đây là ‘cuộc chiến cột cờ’
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Trong khi các thị trấn của Hàn Quốc trong vùng đều đông đúc dân cư thì các thị trấn ở Triều Tiên khá hoang vắng, nhiều người thường đào tẩu sang phía Nam
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Khu vực đường biên giới chung giữa 2 miền Triều Tiên
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Đây là nơi những người lính 2 bên đối mặt với nhau hàng ngày trong 60 năm qua
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Chỉ có một tấm bê tông nhỏ ngăn cách 2 đất nước, 2 chế độ
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Phía Hàn Quốc còn có sự góp mặt của các binh sĩ Mỹ
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
3 nhân viên an ninh Hàn Quốc nhìn thằng về phía Triều Tiên
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Trong khi đó, các binh sĩ Triều Tiên đứng quay mặt vào nhau và 1 người quay lưng về phía Hàn Quốc
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Đôi khi có những cuộc diễu hành ngang qua khu vực biên giới
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Mặc dù có điện thoại nhưng đôi khi thông điệp giữa 2 miền được truyền đia bằng loa cầm tay
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Đôi khi Triều Tiên dùng loa để kêu gọi những người đào tẩu sang phía Nam trở về nhà
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Có những căn phòng được xây dựng nằm trên đường biên giới, tuy nhiên chúng ít khi được sử dụng
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Trong những căn phòng này, du kasch có thể đi vòng quanh và tự hào rằng mình đã có mặt ở cả 2 miền Triều Tiên
Khi binh sĩ Hàn Quốc tiến vào phòng, các lính gác Triều Tiên sẽ để mắt đến họ từng phút
 Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Khi muốn mở cánh cửa ra phía Triều Tiên, các binh sĩ Hàn Quốc sẽ nắm tay nay để tránh tình trạng bị kéo về phía bên kia

Bắc Triều Tiên phải nhận tân binh cao 1,42 mét, vì giới trẻ bị còi xương.

Cũng liên quan đến Bắc Triều Tiên, tờ báo mạng Daily NK tại Hàn Quốc hôm nay cho biết quân đội Bắc Triều Tiên buộc phải giảm chiều cao chuẩn của binh lính xuống còn 142 cm, thay vì là 145 cm như trước đây. Nguyên nhân chính là do thế hệ thanh niên hiện nay phải mang căn bệnh còi xương, hậu quả của nạn đói chết người đã tàn phá đất nước vào giữa những năm 1990.
Một nguồn tin Bắc Triều Tiên đã xác nhận với tờ báo là “Có rất nhiều thanh niên quá thấp bé, không đáp ứng được tiêu chuẩn chiều cao đề ra (…). Nên hiện nay, quân đội buộc phải chấp nhận tất cả những ai có chiều cao từ 142cm trở lên”.
aHsayNH Giải mật “Sự kiện cây bạch dương” 1976 và chiến tranh Triều Tiên
Theo quy định, mọi thanh niên trong độ tuổi 16 hay 17 tuổi đều phải đi nghĩa vụ quân sự, ít nhất là 10 năm. Ngay cả những phụ nữ nào có sức khỏe tốt cũng phải tham gia nghĩa vụ, nhưng với thời hạn ngắn hơn.

Theo: tienphong