Saturday, February 22, 2014

Quốc hội Ukraine bãi nhiệm Tổng thống, thả cựu Thủ tướng

Quốc hội Ukraine vào ngày 22.2 đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Viktor Yanukovich và tổ chức bầu cử sớm vào ngày 25.5, đồng thời trả tự do cho cựu Thủ tướng thân phương Tây Yulia Tymoshenko. Trước đó chưa đầy một tiếng đồng hồ, ông Yanukovich đã từ chối từ chức và phản đối cái mà ông gọi là một 'cuộc đảo chính'.

AFP đưa tin cho biết chính quyền Tổng thống Yanukovich đang tiến gần đến bờ vực sụp đổ sau khi người biểu tình chiếm giữ văn phòng làm việc của tổng thống và các nhà làm luật đã bỏ phiếu phóng thích bà Tymoshenko khỏi nhà tù.
Vẻ mặt bực bội của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich trong buổi ký kết thỏa thuận hòa bình với phe đối lập hôm 21.2 - Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, phát biểu trên một kênh truyền hình tại thành phố Kharkiv, ông Yanukovich cho biết sẽ chiến đấu đến cùng chống lại “bọn ăn cướp”.

“Tôi sẽ không rời khỏi đất nước. Tôi không có ý định từ chức. Tôi là tổng thống được bầu cử một cách hợp pháp”, lãnh đạo Ukraine 63 tuổi này khẳng định.

“Mọi thứ diễn ra vào ngày 22.2 có thể được xem như là hành động phá hoại, trò ăn cướp và là một cuộc đảo chính. Đây không phải là đối lập, mà là một bọn ăn cướp”, ông Yanukovych gay gắt.

Chiếm giữ văn phòng tổng thống

Không hề có cảnh sát bảo vệ tại các tòa nhà quan trọng của chính phủ ở Kiev và bên trong đầy những người biểu tình mặc đồ lính được trang bị gậy gộc, AFP cho hay.
cựu Thủ tướng thân phương Tây Yulia Tymoshenko

“Khu vực nhà ở tổng thống đã nằm dưới sự kiểm soát của chúng tôi”, Mykola Velichkovich thuộc một nhóm người tự xưng là đơn vị bảo vệ Quảng trường Độc Lập cho biết.

Cảnh sát Ukraine cũng đã rút khỏi các chốt bảo vệ vào ngày 22.2, đồng thời cho biết họ ủng hộ “người dân” và “thay đổi”.

Trong khi đó, quân đội khẳng định “sẽ không có chuyện quân đội can thiệp vào cuộc xung đột chính trị”.

Hoàng Uy

Saturday, February 15, 2014

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh: 'Trung Quốc đánh Việt Nam vì muốn làm ăn với Mỹ'

Nhân tròn 35 năm cuộc chiến Biên giới Việt - Trung năm 1979, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc (1974-1987) nhìn lại sự kiện từ góc độ một nhà ngoại giao khi đó đang có mặt ở Bắc Kinh.

Trong cuộc phỏng vấn ngày 15/2, ông cho biết chi tiết những gì đã xảy ra với Tòa đại sứ Việt Nam và các nhân viên vào thời điểm xảy ra cuộc chiến hôm 17/2/1979.
Ông Đặng Tiểu Bình và ông Jimmy Carter trong một buổi lễ vào tháng 01/1979
"Lúc bấy giờ thì mọi hoạt động ngoại giao đều bị đình chỉ, dù chưa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao," ông nói.

"Khi đó sứ quán chúng tôi bị họ vây, cán bộ đi ra ngoài thì bị theo dõi."

"Nhiều khi họ gây trở ngại, nói xe chúng tôi là đi trái pháp luật, nhưng thật ra thì không phải là trái pháp luật mà là họ cố ý làm chậm trễ việc tôi đi tiếp xúc với các đoàn ngoại giao khác."

Tuyên truyền cho chiến tranh

Ông cho biết trước khi cuộc chiến xảy ra, Việt Nam và Trung Quốc đã có mâu thuẫn xung quanh vấn đề người Hoa và phía Trung Quốc đã tuyên truyền là "Việt Nam xua đuổi người Hoa".

"Họ nói họ phải đưa hai tàu vào TP.HCM và Hải Phòng để đón cái gọi là 'nạn kiều' của họ," ông nói.
"Khi Campuchia đánh phía Tây Nam Việt Nam, chúng tôi đánh lại, thì họ tuyên truyền là chúng tôi xâm lược Campuchia."

Tuy nhiên ông Vĩnh cũng nói khi đó, báo chí Trung Quốc không hề đả động đến hành động diệt chủng của chính quyền Khmer Đỏ.

"Lúc bấy giờ mấy sư đoàn của Pol Pot là do Trung Quốc trang bị. Họ trang bị cho đồng minh của họ để xúi Pol Pot đưa quân đánh phía Tây Nam Việt Nam".

Ông Vĩnh cũng nói nội bộ lãnh đạo Việt Nam lúc đó đã nhất trí hoàn toàn về việc tiến công qua biên giới Campuchia.

'Không chuẩn bị'

Thiếu tướng Vĩnh cho hay "khi biết được Trung Quốc đang làm một số đường dẫn ra biên giới thì tôi hiểu là họ đang có ý đồ muốn tạo thành một gọng kìm từ phía Bắc với đồng minh Campuchia của họ ở phía Nam."

"Thế nhưng tôi không biết chính xác khi nào là họ sẽ đánh."
Tù binh Trung Quốc trong cuộc chiến năm 1979

Ông cũng cho biết phía Việt Nam "thực sự đã không chuẩn bị gì" cho cuộc tấn công của Trung Quốc.
Trả lời câu hỏi của BBC về sự hỗ trợ của Liên Xô thời bấy giờ đối với Việt Nam trong chiến tranh biên giới với Trung Quốc, ông Vĩnh cho biết:

"Mặc dù trước đó đồng chí Lê Duẩn có ký một hiệp ước tương trợ với Liên Xô rồi, nhưng khi Trung Quốc đánh thì không có sự tương trợ nào từ Liên Xô cả."

"Khi đó chủ lực của chúng tôi chủ yếu ở phía Nam, phía Bắc thì chỉ có hai sư đoàn địa phương ghép lại để đánh lại với 60 vạn quân Trung Quốc thôi."

Tuy nhiên, ông cũng khẳng định "phía chúng tôi thì cũng không có bất mãn nào" đối với Liên Xô.
"Lúc bấy giờ chỉ có bộ đội biên giới chúng tôi đánh lại với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc lại gặp bất lợi về chiến trường vì địa hình rừng núi, tiếp tế cũng khó, hành quân cũng khó. Nên họ thương vong rất nhiều."

Vì sao không truy kích?

Trả lời câu hỏi của BBC về việc Việt Nam quyết định không truy kích sau khi quân Trung Quốc rút lui vào tháng Ba năm 1979, ông Vĩnh nói:

"Bởi vì chúng tôi không có chủ trương gây chiến tranh, sự thật thì họ xâm lược chúng tôi thì chúng tôi phải đánh, họ rút lui rồi thì thôi, chúng tôi cũng chẳng thấy phải đuổi theo để tiêu diệt thêm quân Trung Quốc làm gì."

"Miễn là họ phải rút lui khỏi biên giới chúng tôi là được."

Ông Vĩnh cũng cho rằng cuộc chiến biên giới năm 1979 là do Trung Quốc muốn tạo thiện chí với Mỹ.
"Một là họ đánh Việt Nam là để đỡ đòn cho đồng minh Pol Pot ở Campuchia," ông nói.

"Một mặt khác, họ đánh với chúng tôi để gửi đi thông điệp là không phải vì cùng là cộng sản mà Việt Nam và Trung Quốc lại thân nhau."

"Họ muốn đánh chúng tôi vì họ muốn làm ăn với Mỹ."

BBC

Friday, February 14, 2014

1979 - Cuộc chiến không thể lãng quên

Cách đây 35 năm, vào ngày 17/2/1979, Trung Quốc đã đưa hàng chục vạn quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới trên bộ giữa hai nước. Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, tiến hành cuộc chiến đấu ngoan cường bảo vệ biên giới phía Bắc.

Cuộc chiến tranh diễn ra trong vòng 1 tháng nhưng đã gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho cả hai nước, đặc biệt là hậu quả lâu dài đối với quan hệ hữu nghị giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Để làm rõ bản chất, sự thật lịch sử, tính chính nghĩa của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; đấu tranh bác bỏ những luận điệu tuyên truyền sai trái, xuyên tạc sự thật của các thế lực thù địch, chúng tôi chuyển đến bạn đọc những nét chính về cuộc chiến tranh này. Qua đó để tôn vinh công lao, sự hy sinh to lớn của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc; cổ vũ tinh thần yêu nước, truyền thống hào hùng của dân tộc, ý chí tự lực tự cường, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, giữ gìn và thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị láng giềng Việt – Trung với phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt; không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước ta, làm ảnh hưởng đến quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc, lợi ích lâu dài giữa hai dân tộc.

Thông qua sách báo, tài liệu của Trung Quốc, Việt Nam và một số nước khác xuất bản từ năm 1979 đến 2009, bạn đọc sẽ thấy được diễn biến và hậu quả của cuộc chiến tranh 1979:

5 giờ sáng ngày 17/2/1979, lực lượng Trung Quốc khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Cánh phía đông có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Nam Ninh và mục tiêu chính là Lạng Sơn. Có hai hướng tiến song song, hướng thứ nhất do quân đoàn 42A dẫn đầu từ Long Châu đánh vào Đồng Đăng nhằm làm bàn đạp đánh Lạng Sơn, hướng thứ hai do quân đoàn 41A dẫn đầu từ Tĩnh Tây và Long Châu tiến vào Cao Bằng và Đông Khê. Ngoài ra còn có quân đoàn 55A tiến từ Phòng Thành vào Móng Cái.

Cánh phía tây có sở chỉ huy tiền phương đặt tại Mông Tự, có 3 hướng tiến công chính. Hướng thứ nhất do các quân đoàn 13A và 11A dẫn đầu đánh từ vào thị xã Lào Cai. Hướng thứ hai từ Văn Sơn đánh vào Hà Giang. Hướng thứ 3 do sư đoàn 42D của quân đoàn 14A dẫn đầu đánh từ Kim Bình vào Lai Châu. Tổng cộng quân Trung Quốc xâm nhập Việt Nam trên 26 điểm, các khu vực dân cư Việt Nam chịu thiệt hại nặng nhất từ đợt tấn công đầu tiên này là Lào Cai, Mường Khương, Cao Bằng, Lạng Sơn và Móng Cái.

Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Quân Trung Quốc vừa chiếm ưu thế về lực lượng, vừa chủ động về thời gian tiến công, lại còn có "lực lượng thứ năm" gồm những người Việt gốc Hoa trên đất Việt Nam. Từ đêm 16 tháng 2, các tổ thám báo Trung Quốc đã mang theo bộc phá luồn sâu vào nội địa Việt Nam móc nối với "lực lượng thứ năm" này lập thành các toán vũ trang phục sẵn các ngã ba đường, bờ suối, các cây cầu để ngăn chặn quân tiếp viện của Việt Nam từ phía sau lên. Trước giờ nổ súng, các lực lượng này cũng bí mật cắt các đường dây điện thoại để cô lập chỉ huy sư đoàn với các chốt, trận địa pháo.

Tiến đánh nhanh lúc khởi đầu nhưng quân Trung Quốc nhanh chóng phải giảm tốc độ do gặp nhiều trở ngại về địa hình và hệ thống hậu cần lạc hậu phải dùng lừa, ngựa và người thồ hàng. Hệ thống phòng thủ của Việt Nam dọc theo biên giới khá mạnh, với các hầm hào hang động tại các điểm cao dọc biên giới do lực lượng quân sự có trang bị và huấn luyện tốt trấn giữ. Kết quả là Trung Quốc phải chịu thương vong lớn. Trong ngày đầu của cuộc chiến, chiến thuật dùng biển lửa và biển người của Trung Quốc đã có kết quả, họ tiến được vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam hơn 10 dặm và chiếm được một số thị trấn. Chiến sự ác liệt nhất diễn ra tại các vùng Bát Xát, Mường Khương ở tây bắc và Đồng Đăng, cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Thông Nông (Cao Bằng) ở đông bắc. Quân Trung Quốc cũng đã vượt sông Hồng và đánh thẳng vào Lào Cai.

Sang ngày 18 và 19/2, chiến sự lan rộng hơn. Việt Nam kháng cự rất mạnh và với tinh thần chiến đấu cao. Quân Trung Quốc hầu như không thể sử dụng lực lượng ở mức sư đoàn mà phải dùng đội hình nhỏ và thay đổi chiến thuật. Họ tiến chậm chạp, giành giật từng đường hầm, từng điểm cao, và cuối cùng cũng chiếm được Mường Khương (Hoàng Liên Sơn), Trùng Khánh (Cao Bằng), và Đồng Đăng (Lạng Sơn). Tại Móng Cái, hai bên giành giật dai dẳng. Cả hai bên đều phải chịu thương vong cao, có ít nhất 4.000 lính Trung Quốc chết trong hai ngày đầu này. Sau hai ngày chiến tranh, quân Trung Quốc đã chiếm được 11 làng mạc và thị trấn, đồng thời bao vây Đồng Đăng, thị trấn có vị trí then chốt trên đường biên giới Trung-Việt.

Trận chiến tại Đồng Đăng bắt đầu ngay từ ngày 17 và là trận đánh ác liệt nhất. Đây là trận địa phòng thủ của Trung đoàn 12 Tây Sơn, Sư đoàn 3 Sao Vàng, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tấn công vào Đồng Đăng là 2 sư đoàn bộ binh, 1 trung đoàn xe tăng, và chi viện của 6 trung đoàn pháo binh Trung Quốc. Cụm điểm tựa Thâm Mô, Pháo đài, 339 tạo thế chân kiềng bảo vệ phía tây nam thị xã Đồng Đăng, do lực lượng của 2 Tiểu đoàn 4 và 6, Trung đoàn 12 trấn giữ, bị Trung Quốc bao vây và tấn công dồn dập ngay từ đầu với lực lượng cấp sư đoàn.

Lực lượng phòng thủ không được chi viện nhưng đã chiến đấu đến những người cuối cùng, trụ được cho đến ngày 22/2. Ngày cuối cùng tại Pháo đài Đồng Đăng, nơi có hệ thống phòng thủ kiên cố nhất, không gọi được đối phương đầu hàng, quân Trung Quốc chở bộc phá tới đánh sập cửa chính, dùng súng phun lửa, thả lựu đạn, bắn đạn hóa học vào các lỗ thông hơi, làm thiệt mạng cả thương binh cũng như dân quanh vùng đến đây lánh nạn.

Đến 21/2, Trung Quốc tăng cường thêm 2 sư đoàn và tiếp tục tấn công mạnh hơn nữa. Ngày 22, các thị xã Lào Cai và Cao Bằng bị chiếm. Quân Trung Quốc chiếm thêm một số vùng tại Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. Chiến sự lan rộng tới các khu đô thị ven biển ở Móng Cái. Về phía Việt Nam, cùng lúc với việc triển khai phòng ngự quyết liệt, khoảng từ 3 đến 5 sư đoàn (gồm 30.000 quân) cũng được giữ lại để thành lập một tuyến phòng ngự cánh cung từ Yên Bái tới Quảng Yên với nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội và Hải Phòng.

Ngày 26/2, thêm nhiều quân Trung Quốc tập kết quanh khu vực Lạng Sơn chuẩn bị cho trận chiến đánh chiếm thị xã này. Sau khi thị sát chiến trường, Bộ tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đề xuất điều động một quân đoàn từ Campuchia cùng một tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 vừa được Liên Xô viện trợ về Lạng Sơn. Đồng thời tổ chức và huy động lại các đơn vị và các phân đội, biên chế lại một sư đoàn vừa rút lui từ chiến trường, tiến hành các hoạt động tác chiến vào sâu trong hậu phương địch.

Phi đoàn máy bay vận tải An-12 của Liên Xô đã lập cầu hàng không, chở Quân đoàn 2, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn.

Ngày 25/2, tại Mai Sao, Quân đoàn 14 (Binh đoàn Chi Lăng) thuộc Quân khu 1, Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng Bộ chỉ huy thống nhất Lạng Sơn được thành lập, lực lượng bao gồm các Sư đoàn 3, 327, 338, 337 (đang từ Quân khu 4 ra) và sau này có thêm Sư đoàn 347 cùng các đơn vị trực thuộc khác.

Trong giai đoạn đầu đến ngày 28/2/1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự có hiệu quả của Việt Nam cũng như có chiến thuật lạc hậu so với phía Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng. Quân đội Việt Nam còn phản kích, đánh cả vào hai thị trấn biên giới Ninh Minh (Quảng Tây) và Malipo (Vân Nam) của Trung Quốc, nhưng chỉ có ý nghĩa cảnh cáo Trung Quốc.

Lạng Sơn - những trận chiến quyết tử

Giai đoạn 2 bắt đầu từ ngày 27/2. Chiến sự tập trung tại Lạng Sơn tuy giao tranh tại Lào Cai, Cao Bằng, và Móng Cái vẫn tiếp diễn. Trận đánh chiếm thị xã Lạng Sơn bắt đầu lúc 6 giờ sáng cùng ngày. Trung Quốc điều tới đây thêm 2 sư đoàn từ Đồng Đăng và Lộc Bình (phía đông nam Lạng Sơn), tiếp tục đưa thêm quân mới từ Trung Quốc thâm nhập Việt Nam để tăng viện.

Tại Lạng Sơn, các Sư đoàn 3 và 337 của Việt Nam đã tổ chức phòng thủ chu đáo và phản ứng mãnh liệt trước các đợt tấn công lớn của quân Trung Quốc. Từ ngày 2/3, Sư đoàn 337 trụ tại khu vực cầu Khánh Khê. Sư đoàn 3 chống trả lại 3 sư đoàn bộ binh 160, 161, 129 cùng nhiều xe tăng, pháo của Trung Quốc, tiến công trên một chiều dài 20 km từ xã Hồng Phong, huyện Văn Lãng đến xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc.

Suốt ngày 27, ở hướng Cao Lộc, sư đoàn 129 Trung Quốc không phá nổi trận địa phòng thủ của trung đoàn 141; ở hướng đường 1B, sư đoàn 161 bị trung đoàn 12 ghìm chân; ở hướng đường 1A, trung đoàn 2 vừa chặn đánh sư đoàn 160 từ phía bắc vừa chống lại cánh quân vu hồi của sư đoàn 161 từ hướng tây bắc thọc sang. Nhưng 14 giờ ngày hôm đó, 1 tiểu đoàn Trung Quốc bí mật luồn qua phía sau bất ngờ đánh chiếm điểm cao 800, nơi đặt đài quan sát pháo binh của sư đoàn 3 Sao Vàng. Mất điểm cao 800, thế trận phòng ngự của Việt Nam ở phía tây đường 1A từ Cốc Chủ đến điểm cao 417 bị chọc thủng.

Chiếm được điểm cao 800 và ga Tam Lung nhưng trong suốt các ngày từ 28/2 đến 2/3, quân Trung Quốc vẫn không vượt qua được đoạn đường 4 km để vào thị xã Lạng Sơn, tuy chúng đã dùng cho hướng tiến công này gần 5 sư đoàn bộ binh. Sau nhiều trận đánh đẫm máu giành giật các điểm cao quanh Lạng Sơn mà có trận, quân phòng thủ Việt Nam chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, quân Trung Quốc bắt đầu bao vây thị xã Lạng Sơn ngày 2 tháng 3, sử dụng thêm sư đoàn 162 dự bị chiến dịch của quân đoàn 54 và dùng 6 sư đoàn tấn công đồng loạt trên nhiều hướng. Chiều ngày 4/3, một cánh quân Trung Quốc đã vượt sông Kỳ Cùng, chiếm điểm cao 340 và vào tới thị xã Lạng Sơn, một cánh quân khác của sư đoàn 128 Trung Quốc cũng chiếm sân bay Mai Pha, điểm cao 391 ở phía tây nam thị xã.

Đến đây, phía Việt Nam đã điều các sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh, không quân hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng. Quân đoàn 14 với các sư đoàn 337, 327, 338 hầu như còn nguyên vẹn đang bố trí quân quanh thị xã Lạng Sơn. Quân đoàn 2, chủ lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tập kết sau lưng Quân đoàn 14.

Trung Quốc buộc phải rút quân

Ngày 5/3/1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Bắc Kinh tuyên bố đã "hoàn thành mục tiêu chiến tranh", "chiến thắng" và bắt đầu rút quân. Lúc đó, tại mặt trận Lạng Sơn, phía Việt Nam đã bày binh bố trận rất bài bản, chuẩn bị phản công trên quy mô lớn, đánh hiệp đồng quân binh chủng. Nếu không rút quân đúng thời điểm này thì quân Trung Quốc sẽ thiệt hại rất lớn, nhận hậu quả rất nặng nề, bị tiêu diệt gọn. Bởi lúc đó, Sư đoàn 337 của Việt Nam lên tham chiến từ ngày 2/3 tại khu vực cầu Khánh Khê ở Lạng Sơn để chi viện cho các đơn vị đang chặn đánh quân Trung Quốc. Nhưng 337 đến hơi muộn để thay đổi cục diện trận đánh tại Lạng Sơn. Tuy nhiên, Sư đoàn 337 đã cùng sư đoàn 338 tổ chức phản kích, đánh duổi quân Trung Quốc rút lui qua ngả Chi Ma.

Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố thể hiện "thiện chí hòa bình", sẽ cho phép Trung Quốc rút quân.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân nhưng chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc.

Ngày 18/3/1979, Trung Quốc rút hết quân khỏi biên giới Việt Nam.

PV

11 "nghi can khủng bố" bị giết ở Tân Cương

Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ chính phủ Trung Quốc hôm 14-2 cho biết 11 nghi can khủng bố đã bị giết chết tại khu tự trị Tân Cương, phía Tây Trung Quốc trong một vụ đụng độ mới nhất giữa cảnh sát và những người Hồi giáo.

Theo báo cáo, “những kẻ khủng bố đi trên những chiếc xe máy và xe hơi đã tấn công một nhóm cảnh sát đang tuần tra trước cổng một công viên thuộc huyện Vũ Trắc, quận Asku lúc 4 giờ chiều 14-2”.

Tám nghi phạm bị cảnh sát bắn hạ ngay tại chỗ. Ba tên còn lại mang theo bom đã tự phát nổ và thiệt mạng ngay sau đó.
Xung đột giữa lực lượng chính phủ và người Hồi giáo ở Tân Cương vẫn chưa chấm dứt. Ảnh: Channels TV

Cảnh sát cho biết trong xe của những “kẻ khủng bố” có chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) được sử dụng cho mục đích đánh bom cảm tử.

Khu tự trị Tân Cương - quê hương của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ - nắm giữ vị trí chiến lược ở vùng biên giới Trung Á. Bạo lực nổi lên tại khu vực này nhiều năm qua. Chính quyền Bắc Kinh đổ lỗi cho phong trào Hồi giáo ly khai (ETIM) ở Đông Turkestan là nguyên nhân chính khiến cục diện trở nên căng thẳng.

Kể từ sau vụ xe tông vào Quảng trường Thiên An Môn khiến 5 người thiệt mạng, an ninh ở khu tự trị vốn tiềm ẩn nhiều bất ổn và căng thẳng đang ngày càng leo thang này được siết chặt.

Báo cáo của các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết tính từ tháng 4-2013, có hơn 100 người, bao gồm cả cảnh sát đã bị giết chết trong các vụ xung đột đẫm máu.

Hôm 12-2 vừa qua, chính quyền Bắc Kinh cam kết chi hơn 10 tỉ USD cho khu tự trị Tân Cương để cải thiện vấn đề nhà ở và giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

P.Nghĩa (Theo Reuters)

Châu Á "nghiện" thức ăn nhanh hay muốn sành điệu ?

Trong khi người phương Tây đang cố gắng “lành mạnh hóa” các bữa ăn bằng cách tránh dùng thức ăn nhanh (fastfood) thì người châu Á nói chung chuộng thức ăn phương Tây hơn các món châu Á.

Một nhà nghiên cứu người Úc gốc Á Mabel Kwong đã có bài viết về nguyên nhân của việc đi “lệch hướng” giữa hai nền văn hóa trên.

Đầu tiên khi nghĩ đến ẩm thực châu Á, người ta nghĩ đến ngay hình ảnh của một tô mì chan nước dùng nóng hổi phục vụ tại bàn trong nhà hàng hay phổ biến hơn là các quán ăn xập xệ. Cách chuẩn bị món ăn của người Á châu là đầu bếp dùng tay trực tiếp để lấy mì, lấy rau và xếp thịt vào tô, sau đó chan nước dùng. Họ không chú trọng nhiều đến an toàn vệ sinh.
Một cậu bé đang cấu chiếc Ham của McDonald’s trong ngày đầu nhà hàng Mỹ này khai trương tại TP.HCM ngày 8-2-2014 - Ảnh minh họa: Quỳnh Trung (Tuoitrenews)
Trái lại với người châu Á, đồ ăn phương Tây thường xuyên được đóng gói ngay tại nhà bếp nên trông có vẻ sạch sẽ hơn, khiến họ có cảm giác đó là thức ăn hạng A và yên tâm ăn thoải mái.

Thứ hai, người châu Á cũng cho rằng việc ăn đồ Tây còn là cách biểu hiện vị thế đẳng cấp, phong cách sành điệu và thậm chí định vị họ là người giàu có, sang trọng, có gu ẩm thực. Miếng bò bít tết trang trí đẹp mắt trên dĩa trắng phau, món cá chiên, khoai tây chiên hay pizza lạ lẫm đã rất thành công trong việc "đốt cháy" túi tiền eo hẹp của những người có thu nhập trung bình.

Một bữa ăn no tại McDonald's có giá khoảng 10 USD trong khi một tô mì/bún/phở châu Á thuộc hàng khá cao cấp, trong nhà hàng máy lạnh giá chỉ khoảng 6-7 USD.

Lý do khác nữa là một bộ phận giới trẻ châu Á muốn khẳng định mình và tự tách mình ra khỏi nền văn hóa truyền thống. Ngày nay, đồ ăn Tây được biết đến như một thứ "thời trang của giới trẻ Trung Quốc". Ăn đồ Tây sẽ đẳng cấp hơn những người châu Á bình thường khác. Tiêu chuẩn phương Tây được coi là "của quý" trong nhiều quốc gia châu Á, chẳng hạn như các cô gái Á châu thường thích làm da trắng hơn cho giống Tây hay khoe khả năng nói tiếng Tây lưu loát.

Nhiều trẻ em châu Á bị cha mẹ ép ăn những món truyền thống mà chúng ghét cay ghét đắng, như cà tím hay bắp cải. Chúng ăn như những đứa trẻ ngoan nghe lời cha mẹ nhưng vẫn cảm thấy không hài lòng và "nổi loạn" bằng cách ăn càng nhiều đồ Tây càng tốt.

Các yếu tố phi văn hóa cũng giúp giải thích tại sao người châu Á thích ăn đồ ăn phương Tây. Trong một thế giới toàn cầu hóa, nở rộ phong trào nhượng quyền thương mại thì các chuỗi nhà hàng lắm tiền có đủ tiềm lực để đặt các chi nhánh của mình trên khắp đường phố, những địa điểm thuận lợi, bắt mắt để gây chú ý và rồi "gây nghiện" cho những người thích sự hiện đại. Rất tự nhiên, khẩu vị của thực khách cũng thay đổi dần theo đó.

Trong khi châu Á lý tưởng hóa fastfood nói riêng hay đồ Tây nói chung thì dân bản địa phương Tây có hàng chục lý do để “tẩy chay” fastfood, theo trang buzzfeed.com. Họ nhận ra rằng không chỉ hamburger mà cả salad cũng là những món ăn độc hại, dư béo, quá nhiều mayonaise... sẽ giết chết họ trong một ngày nào đó.

Thêm nữa là gian lận trong quảng cáo vì chiếc burger thực tế hoàn toàn khác xa hình ảnh minh họa, các video quảng cáo ồn ào phát liên tục trong nhà hàng, sáng tạo ra các món sandwich kết hợp các nguyên liệu kỳ dị. Đặc biệt nhất là “làm hỏng” một thế hệ trẻ em béo ụ vì căn bệnh béo phì.

Thậm chí đến nay Nhật Bản đã nếm “trái đắng” từ việc Tây hóa các yếu tố ẩm thực nhiều béo và calo. Thời báo Nhật Bản báo động tình trạng béo phì gia tăng ngay tại quốc gia được mệnh danh có nền ẩm thực lành mạnh nhất thế giới.

Hiệp hội nghiên cứu béo phì Nhật Bản đánh giá số điểm BMI của nước này là 25 (BMI 30 là béo phì), 20% dân số Nhật Bản bị béo phì, tăng gấp 3 lần giai đoạn 1962-2002.

CH. LUÂN (tổng hợp)

Thursday, February 13, 2014

Gái xinh chụp khỏa thân giữa hương đồng gió nội

Ngắm gái xinh chụp bán nuy giữa khung cảnh hương đồng gió nội gợi thật nhiều cảm xúc. Dưới đây là một vài shoot hình của em gái 18+ xinh xắn khiến người xem mê mẩn.

Đẹp tuy khỏa thân toàn bộ nhưng không lộ liễu.

Trẻ trung năng động, dịu dàng, căng đầy sức sống

Ảnh gái đẹp khỏa thân giữa cánh đồng ở vùng quê hương sông nước miệt vườn 

Hương đồng gió nội chẳng sai

Trái cấm ảnh khỏa thân tuyệt đẹp
Đỉnh cao nghệ thuật Nuy là đây chụp rất nghệ thuật


Trẻ trung năng động, dịu dàng, căng đầy sức sống



Trung Quốc là nước lớn, nhưng tiểu nhân?

Trung Quốc sẵn sàng dùng các thủ đoạn mà giới quan sát chính trị quốc tế gọi là “hẹp hòi, ti tiện” để trả đũa những quốc gia mà họ không “hài lòng”.

Philippines đã phải hứng chịu những đòn trả đũa với thiệt hại khá nặng nề do tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Chỉ trong một vài năm gần đây, người ta đã có thể dễ dàng liệt kê được không ít những minh chứng thể hiện sự “tiểu nhân ti tiện” của Trung Quốc khi áp dụng những biện pháp trả đũa kinh tế đối với các quốc gia nhỏ bé có lập trường trái ngược hoặc gây khó chịu cho Bắc Kinh. Các nạn nhân điển hình nhất là Na-uy và Philippines. Từ ba năm qua, sản lượng cá hồi Na – uy nhập khẩu vào Trung Quốc đã liên tục sụt giảm dù trước đó sản phẩm này đã từng chiếm đến 92% thị phần Trung Quốc. Nguyên nhân được cho là Trung Quốc đã tức giận sau khi giải Nobel Hòa Bình 2010 được trao cho Lưu Hiểu Ba – một nhà hoạt động ly khai. Bất chấp việc trao giải Nobel Hòa Bình này hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát của Na-uy, Trung Quốc đã ngay lập tức áp đặt lệnh ngăn chặn việc nhập khẩu cá hồi từ quốc gia Bắc Âu này. Trước đây, cá hồi Na-uy chiếm 92% thị phần cá hồi Trung Quốc nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này chỉ còn lại 29% và vẫn đang tiếp tục sụt giảm mạnh.


Không chỉ ngăn cản việc nhập khẩu cá hồi, một loạt các đoàn ca kịch của Na-uy trong đó có show diễn của ca sỹ trẻ đang rất nổi danh Alexander Rybak, người đoạt giải thường truyền hình châu Âu Eurovision 2009 cũng bị dừng cấp phép mà không có lý do. Công dân Na-uy cũng không được cấp giấy phép quá cảnh 72 giờ vào Trung Quốc.

Dù không đưa ra lời bình luận nào về những hành động này của Trung Quốc nhưng hãng thông tấn AFP đã có lần trích dẫn lời của ông Phil Mead, một chuyên gia tư vấn cho các doanh nghiệp Trung Quốc làm ăn tại châu Âu: “Các thủ đoạn dọa nạt này là đặc trưng của cách hành xử thụ động, hung hăng và khiến cho Bắc Kinh có vẻ như là một kẻ đê tiện và thâm độc”.

Một nạn nhân khác cũng đang rất khốn đốn vì tiểu xảo này của Trung Quốc là Philippines – quốc gia đang đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh trong vấn đề chủ quyền biển đảo. Sau trận bão thế kỷ Haiyan khủng khiếp tàn phá đất nước Philippines hồi tháng 11/2013, Trung Quốc đã khiến cả thế giới “mắt tròn, mắt dẹt” khi thông báo viện trợ cho quốc gia Đông Nam Á này chỉ 100.000 USD – món tiền nhỏ bé đến mức không thể tin nổi so với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và với tư cách một quốc gia đang rất thèm khát thị trường ASEAN. Khoản tiền 100.000 USD lập tức bị bêu riếu khắp thế giới và gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ, thậm chí từ chính công luận trong nước Trung Quốc. Do bị chỉ trích mạnh mẽ quá nên sau đó Bắc Kinh đã phải miễn cưỡng nâng con số viện trợ lên mức 1,8 triệu USD. Nhưng khoản tiền này vẫn là nỗi xấu hổ khi biết rằng Mỹ đã viện trợ gần 30 triệu USD, Nhật Bản 10 triệu USD, Anh 16 triệu USD, UAE 10 triệu USD, Australia 10 triệu USD…

Trước đó, căng thăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và Manila nổ ra đã dẫn đến việc Trung Quốc áp đặt lệnh hạn chế nhập khẩu chuối của Philippines, viện cớ là tìm thấy dấu vết của chất diệt cỏ trong một số lô hàng. Ước tính thiệt hại của Philippines trong vụ này lên tới 23 triệu USD.

Một hành động khác thể hiện rõ nét nhất sự "trẻ con" và hẹp hòi của Trung Quốc là vụ nước này yêu cầu Tổng thống Philippines không tới tham dự Hội chợ thương mại quốc tế ASEAN - Trung Quốc diễn ra tại Nam Ninh (Trung Quốc) hồi tháng 8/2013.

Theo giới quan sát quốc tế, ngoài vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, lãnh thổ, những nguyên nhân khiến Trung Quốc thi triển “đòn trả đũa” với các nước khác còn liên quan đến một số chủ đề nhạy cảm như vùng lãnh thổ Đài Loan, vùng tự trị Tân Cương hoặc tất cả những gì liên quan đến nhà lãnh đạo tinh thần của người dân Tây Tạng – đức Đạtlai Latma. Thậm chí, các nhà nghiên cứu Đức hồi năm 2010 còn tính được cả “hiệu ứng Đạtlai Latma” theo quy luật: Cứ nước nào tiếp đón nhân vật này, xuất khẩu của họ sang Trung Quốc sẽ bị giảm trung bình 12,5% trong hai năm sau đó.

Năm 2009, cộng hòa Palau – một quốc đảo nhỏ trên Thái Bình Dương - đã chấp nhận đón 6 người Ngô Duy Nhĩ vốn bị giam giữ ở Guantanamo được Hoa Kỳ trả tự do. Bắc Kinh lập tức thể hiện thái độ: Dự án xây dựng khu nghỉ mát trên 100 phòng với sự tham gia của nhà thầu Trung Quốc đã bị hoãn vô thời hạn.

Ngay cả báo chí Trung Quốc cũng phải thừa nhận những hành động kiểu này làm xấu đi rất nhiều hình ảnh quốc gia của Trung Quốc. Giáo sư Joseph Nye của trường ĐH Havard (Mỹ) cho rằng những điều này là bằng chứng cho thấy Bắc Kinh không có được tầm nhìn rõ ràng về tác hại của những hành động mà họ tiến hành. Tất cả đang biến nỗ lực xây dựng hình ảnh “cường quốc có trách nhiệm” mà Trung Quốc đang tốn rất nhiều tiền bạc và công sức trở thành trò cười trong mắt cộng đồng quốc tế.

Lam Giang


Tuesday, February 11, 2014

"Thằng Bờm thời nay" và những ví von sai lệch

Đọc xong bài viết “Thằng Bờm thời nay” đăng trên tường nhà của bác Quê Choa, tác giả Hạ Đình Nguyên chơi trò tiểu nhân khi mượn hình ảnh của thằng Bờm ví von đầy hàm ý với các vị lãnh đạo của Việt Nam. Các nguyên thủ quốc gia bị tác giả Hạ Đình Nguyên xem như trò cười. Nhưng liệu người có hiểu biết, có cái nhìn sâu sắc thì ai sẽ tin lời của Đình Nguyên phán sau đây?

Các vị có hiểu gì về người dân không ? Họ đang mong muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì? Những lời lẽ giáo điều, công thức, khuông sáo, vô hồn mà cực kỳ nghèo khổ đã không phải là thức ăn cần thiết của tình thế hôm nay” - tác giả Đình Nguyên đặt ra những câu hỏi như thế này cho nguyên thủ quốc gia có thấy thừa rồi không? - Xin thưa với Đình Nguyên: Lãnh đạo đất nước không những hiểu mà thừa sức hiểu rất rõ người dân nữa là đằng khác.

Các nhà lãnh đạo còn nắm tình hình dân chúng rất rõ nữa là. Với những ai am hiểu tình hình nội bộ sẽ thấy, tất cả các vấn đề dân sinh những nhà lãnh đạo đều lường trước và đưa ra các biệt pháp xử lý cho đa số ở tầm vĩ mô.

Tác giả Đình Nguyên còn vui tính khi cho rằng: “Vì thế, trong dân chúng không một ai nhắc lấy một lời về các lời chúc Tết của các Ngài. Còn ai hy vọng gì về một sự đổi mới.!”? Thật ra, đã có rất nhiều người dân trên khắp đất nước, bà con hải ngoại, thậm chí tầng lớp nhân sĩ trí thức, qua tivi, sách báo theo dõi chi tiết lời chúc Tết, thông điệp đầu năm của tất cả các lãnh đạo Việt Nam và thế giới! Đã có rất nhiều ý kiến và bài viết thể hiện sự ủng hộ, phấn khởi và niềm tin vào công cuộc đổi mới của chúng ta.

Thằng Bờm lại bị tác giả lôi ra làm trò cười

Lời phát biểu của Chủ tịch nước: “Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên” cho ta thấy đoàn kết, dân chủ và pháp quyền là những vấn rất hệ trọng chứ không phải trò đùa.

Hạ Đình Nguyên nhắc tới các thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới Thử đọc các thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có giống vậy không? Dĩ nhiên không. Nó nêu lên minh bạch những vấn đề căn bản, trọng tâm của tình hình quốc gia mà người dân trông đợi ở lời nói chính thức của kẻ cầm quyền vào dịp đâu năm”. Nhưng Hạ Đình Nguyên "bỏ quên" thông điệp đầu năm của Thủ tướng đang được nhiều tầng lớp nhân dân ủng hộ với 3 vấn đề hết sức căn bản: “Dân chủ”, “cải cách thể chế”, “vấn đề nông nghiệp” không hề “vô hồn”. Đây chẳng phải là những điều mà người dân quan tâm nhất hiện nay đó sao!

Đình Nguyên nói đúng được câu này: “Cái ngốc trong “cha con thằng Bờm” là khiêng cây tre đi xà ngang, gặp cái gì vướn thì đốn bỏ, để đưa được cây tre vào nhà”. Nhưng lại nói trật lất câu sau khi ví von. Nên nhớ các nguyên thủ quốc gia từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cho đến các cấp chính quyền và người dân không dại gì “đi xà ngang” như Đình Nguyên nói.

Hãy thử nghĩ lại xem, nếu như “đi xà ngang” thì năm qua, Việt Nam có thể vượt qua được bao nhiêu khó khăn, sóng gió để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hay không? nếu “đi xà ngang” thì có thể giành những thành tựu lớn về ngoại giao cũng như trang bị lượng vũ khí tối tân, đảm bảo giữ yên bờ cõi được không? Nếu như “đi xà ngang” thì có đem về cho đất nước nhiều hợp đồng đầu tư có giá trị không? Và nếu “đi xà ngang” thì liệu có vực dậy và ổn định nền kinh tế đất nước được không? Nếu như “đi xà ngang” thì vị thế đất nước có được như hôm nay không? Nếu “đi xà ngang” thì Việt Nam liệu có gia nhập vào Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc được không? Chắc chắn là không!

Trong bài viết, tôi thấy tâm đắc nhất câu nói: “Những thằng Bờm xã hội chủ nghĩa, ngày càng đông, đang gây hại vô cùng cho Chủ nghĩa xã hội”. Trong trường hợp này, có lẽ danh từ "thằng Bờm xã hội chủ nghĩa" nên dành cho Đình Nguyên?

Tác giả bỏ sót một chi tiết: “Phú ông xin đổi…” có nhiều ý ngĩa! Các bạn chắc không mường tượng được quyền thế của một phú ông ngày xưa. Vậy mà ông ấy không đòi, không muốn, không bắt, không trịch thượng hoặc dùng quyền thế, mà lại xin đổi. Phải coi đây là một cử chỉ có tính cách nể nang. Đến đây tôi mới thấy các bác lãnh đạo nhà ta mới là “Phú ông" sắc sảo với từng bước đi.

Chắc chắn Bờm và phú ông đã trở thành hai người bạn, dù có sự chênh lệch xã hội giữa hai người để cùng chung tay xây dựng, đóng góp công sức để đất nước ngày càng mạnh, giàu đẹp.

Truongtansang.net

Monday, February 10, 2014

Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

Theo thông tin chưa được kiểm chứng, ông Nguyễn Bắc Truyển lại bị bắt tại Đồng Tháp, theo lời gia đình ông.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông Truyển nói trên mạng, ông đã bị công an bắt đi khỏi nhà tại ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, vào chiều Chủ nhật 9/2.
Lúc đó bà Phượng và chị gái cũng có mặt. Bản thân bà cũng bị "đưa tới đồn công an tỉnh Đồng Tháp và hỏi cung 5 tiếng đồng hồ" nhưng sau đã được trả tự do.
Được biết hai ông bà Nguyễn Bắc Truyển và Bùi Thị Kim Phượng dự tính sẽ tổ chức lễ thành hôn vào ngày 18/2 tới.
Ông Nguyễn Bắc Truyển ra tòa năm 2007
Theo nội dung thư kêu cứu mà bà Phượng đăng tải trên một số trang mạng, "công an huy động một số đông nhân viên tới tịch thu tất cả những đồ dùng của anh Nguyễn Bắc Truyển như: laptop, cell phone, máy chụp hình và nhiều thứ khác".
Ông Nguyễn Bắc Truyển là thành viên đảng Dân chủ Nhân dân có trụ sở tại hải ngoại vào thời điểm bị bắt năm 2006.
Ông bị mang ra xử tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN Việt Nam, theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự, vào năm 2007. Lần đó ông lãnh án 4 năm tù giam.
Tháng 5/2010 ông được ra tù và chịu lệnh quản chế thêm một thời gian.
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã có một số bài viết xuyên tạc, kêu gọi đa nguyên đa đảng, mở rộng dân chủ trước khi bị bắt.
Sau khi được trả tự do, ông tiếp tục tham gia hoạt động chống chính quyền, gần đây ông điều hành "Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo".
Ông Nguyễn Bắc Truyển đã ký hợp đồng trợ giúp pháp lý với Văn phòng Luật sư Tín Việt và cộng sự, đại diện là luật sư Trần Thu Nam. Hợp đồng này còn hiệu lực tới tháng 5/2014.
Bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ sắp cưới của ông, là tín đồ Phật giáo Hòa hảo.

Sunday, February 9, 2014

Nghĩa trang ấy chôn ai?

Trang FB Việt Nam mới đây đăng bài "Nghĩa trang ấy chôn ai?" nói về nghĩa trang chôn người Trung Quốc được nhiều blog phản động đăng lại gây tò mò và bức xúc cho cộng đồng mạng.
Nội dung như sau:

Ai có dịp đi du lịch lên Sapa, tỉnh Lào Cai, Việt Nam đều thấy một “nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc” hiển nhiên an tọa tại xã Ô Quí Hồ, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai.

Tôi hỏi anh Thắng- thợ chụp hình, người dân địa phương, “Nghĩa trang ấy chôn ai? Tại sao có một nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại SaPa, Lào Cai, Việt Nam, em biết không?” Thắng bảo: “Chôn mấy người lính Trung Quốc xâm lăng Việt Nam chết trận năm 1979, còn chuyện tại sao nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc lại đặt ở đó, em cũng thấy quá phi lý. Nhưng anh hỏi chính quyền địa phương sẽ rõ”. Tôi hỏi ông N.V.C bí thư chi bộ tổ 8 Sapa, ông ấy nói: “Nơi đó là tổ 11, 12, thị trấn Sapa, nơi chôn lính Trung Quốc xâm lược VN năm 1979 nhưng không hiểu tại sao gọi là “nghĩa trang liệt sỹ người Trung Quốc”.

Tôi định bước sâu vào trong xem thực hư ra sao nhưng đã bị rào chặn.
Đề nghị chính quyền thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai giải thích rõ tại sao lại có chuyện phi lý này.
TIN ẢNH – NHÂN TIẾN ảnh chụp lúc 15h, ngày 2.10.2012.

Theo như chúng tôi tìm hiểu thì đây là nghĩa trang chôn lính và công nhân người Trung Quốc đã hy sinh khi sang giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, chứ không phải là quân Trung Quốc xâm lược năm 79.

Anh Minh

Khi người Việt dạy cho Tây một bài học về văn hóa ứng xử

Vì tôi luôn hãnh diện một phần của tôi là người Á Châu, nên tôi không ngại nói cho cô tiếp viên biết tôi là người Á Châu. Vì thế nên người khách ngoại quốc phía sau lưng tôi mới nói câu "Stupid Asian Culture" (cái thứ văn hóa dân Á Châu ngu dốt)...

Chuyến bay 263 hãng United từ New Orleans về Los Angeles. Tôi là người khách ngồi ghế số 1F. Trong chuyến bay có ba người bạn đồng nghiệp Việt Nam bay chung, chúng tôi vừa đi họp ở New Orleans trở về.
Chia sẻ của nhà quản lý âm nhạc Dũng Taylor, người mang dòng máu Việt lai Mỹ gốc Phi trên mạng xã hội Facebook.

Tôi bay mỗi tuần 2-3 thành phố và ngồi trên khoảng 4-5 chuyến bay nên không chuyện gì không thấy. Cách người Á Châu mình ứng xử với nhau, cách người ngoại quốc đối xử với mình và người ngoài quốc với người ngoại quốc. Vì ngoại hình của Dũng không giống người Á Châu nên mình đã là nhân chứng của không biết bao nhiêu sự kỳ thị, miệt thị của người nước ngoài đối với người Á Châu. Lý do của sự kỳ thị vì văn hóa khác biệt và cũng gì cái nhìn của họ đối với dân tộc Á Châu, nhưng cũng có rất nhiều hành khách Á Châu kém và kém hiểu biết nên ảnh hưởng đến những người chung quanh.

Vì những lý do trên nên chúng tôi rất ý thức khi bay show mỗi tuần, nhất là những khi ngồi hàng thương gia. Nữ hoàng thì 99% là ngủ từ khi lên máy bay cho đến khi máy bay đáp, tôi thì là người ít ngủ và thường tranh thủ thời gian làm việc trên máy bay và hay quan sát nên đã trở thành nhân chứng của rất nhiều việc chướng tay, gay mắt. Nhưng lần này thì ông khách ngoại quốc thật sự đã quá lố, kỳ thị chủng tộc.

Khi tiếp viên hàng không nói với tôi người khách ngoài ghế sau lưng tôi số 2F tỏ vẻ khó chịu với tôi về việc tôi cắn hạt dưa. Tôi đã giải thích rằng "Đây là dịp đầu năm mới, mùng 4 Tết và văn hóa Á Châu chúng tôi thường cắn hạt dưa đỏ trong dịp năm mới, tượng trưng cho sự may mắn" và tôi cảm thấy không làm ồn người khác, bằng chứng là những người khách ngồi cạnh tôi đã ngủ từ đầu chuyến bay cho đến giờ. Hai người khách ngồi phía bên kia cười nói ồn ào cả chuyện bay mà sao không thấy ông khách phía sau lưng tôi lên tiếng?

Vì tôi luôn hãnh diện một phần của tôi là người Á Châu, nên tôi không ngại nói cho cô tiếp viên biết tôi là người Á Châu. Vì thế nên người khách ngoại quốc phía sau lưng tôi mới nói câu "Stupid Asian Culture" (cái thứ văn hóa dân Á Châu ngu dốt). Sau khi nghe câu nói này, tôi đã quay lại nói với ông khách ấy rằng " Tôi có thể đấm vào mặt ông dựa trên câu nói vừa rồi của ông, nhưng tôi biết nếu tôi làm thế thì phi cơ trưởng sẽ lập tức hạ cánh phi cơ để đảm bảo an toàn cho những khách hàng khác. Tôi yêu cầu kể từ ngay lúc này ông không được quyền nói chuyện trực tiếp với tôi và tôi muốn nói chuyện với tiếp viên trưởng và phi có trưởng. " (I can just punch you in your stupid face base on what you just said to me, but I know better not to do so for obvious reasons. I demand that you don’t speak to me directly from this point forward and I would like to speak to the purser and the Captain). Tôi sẽ yêu cầu phi cơ trưởng gọi điện thoại với cơ quan cảnh sát và tôi sẽ truy tố ông tội phỉ bán và xuc phạm tinh thần của tôi (defamation and emotional distress)

Dũng Taylor: Hello, Captain. My last name is C. Taylor, I'm sitting in first class cabin seat 1F and I was verbally attacked by a customer seatting right behind me in seat 2F. I avoided the confrontation for obvious reasons, however I will press charge against the man and would like you to request a police officer and a United representative present at the gate after we arrived at LAX.

Captain: Thank you for your civilize action, I will notify the ground immediately. If the man continues to speak to you, I will have the purser move him to a different seat. I also advise you not to speak to him directly from this point forward.

Dũng Taylor: Thank you Captain.

Kể từ lúc tôi nói chuyện với phi cơ trưởng thì thái độ và sắc thái của người khách ngoại quốc và cô bạn gái ngồi bên cạnh thay đổi hoàn toàn. Ông ấy gọi tiếp viên trưởng đến hỏi rằng:

Khách ngoại quốc: Vậy là sao? Chuyện gì sẽ xảy ra khi đáp máy bay? (what's happening? What will happens when we landed?)

Tiếp viên trường: Người khách ngồi phía trước ông đã yêu cầu phi cơ trưởng gọi cảnh sát, ông ấy muốn tố cáo ông tội kỳ thị chủng tộc, tấn công tinh thần bằng lời nói (verbal attack and emotional abuse with your racist remarks about him not belonging in first class cabin and his Asian culture)

Khách ngoại quốc: Tôi có quyền phản ảnh sự bực mình của tôi đúng không?

Tiếp viên trưởng: Vâng, ông có quyền nhưng ông không có quyền dùng những lời kỳ thị và miệt thị người khác như thế. Tôi nghĩ ông không nên nói gì nữa với người khách Á Châu này cho đến lúc gặp cảnh sát ở phi trường.

Trước khi máy bay đáp người khách ngoại quốc có tranh thủ nói một lời xin lỗi với tôi khi cô tiếp viên trưởng mang chiếc áo vest của tôi mà cô ấy treo trong khoan tủ của hàng khách thương gia đến cho tôi. Tôi đứng lên mang áo khi quay mặt lại thì người khách ngoại quốc nói rằng "Ê, ông bạn, tôi xin lỗi cậu nhé" (hey, buddy I want to say I'm sorry).

Hai người bạn đồng nghiệp Việt Nam đi chung cũng khuyên tôi nên bỏ qua, đừng làm lớn chuyện vì đầu năm đầu tháng. Tôi nghĩ nếu không làm rõ chuyện này tôi sẽ cắn rức trong lòng và tôi sẽ trở thành loại người thấy chuyện bất bình mà không lên tiếng vì sợ phiền. Tôi sống với thái độ, người yếu cần được bảo vệ và nếu thấy chuyện bất bình và có khả năng thay đổi vấn đề thì hãy hành động, đừng lên tiếng than phiền mà không hành động. Bình thường thì một câu nói xin lỗi cũng đủ rồi, nhưng tôi thừa hiểu những hạng người như tên này sẽ xin lỗi cho qua chuyện nếu không làm rõ chuyện và dạy cho hắn một bài học thì sau này sẽ còn nhiều nạn nhân bị nó ăn hiếp nữa. Tôi đưa ngón tay lên miệng ra dấu với hắn "Đừng nói" (stop talking).

Khi máy bay đáp, phi cơ trưởng và tiếp viên trưởng lập tức đứng ngay trước của buồn lái. Phi cơ trưởng bắt tay tôi và chào.

Captain: Hello Mr. Taylor. Xin ông đứng yên ở đây đợi đại diện cửa hãng United đến.

Đại diện hãng United: Hello Mr. Taylor. Ông ngồi ghế số 1F đúng không? Xin ông đứng cạnh tôi và cho chỉ cho tôi biết mặt người khách đã tấn công ông bằng lời lễ kỳ thị. Cảnh sát đang chờ tất cả chúng ta bên ngoài.

Khi người khách ngoại quốc vừa rời khỏi máy bay đại diện cửa hãng United đã ngưng bước ông ấy và hỏi ông ấy rằng:

Đại diện United: Xin ông cho biết tên.

Người khách ngoại quốc: Michael

Đại diện United: Có phải ông ngồi ghế 2F và đã có lời qua tiếng lại với ông Taylor không?

Người khách ngoại quốc: Đúng như thế.

Đại diện United: Thưa ông Michael, ông Taylor muốn tố cáo ông và cảnh sát đang chờ chúng ta bên ngoài để lập biên bảng.

Người khách ngoại quốc: Sát thái biến dạng, mặt đỏ như cái cà chua, tay hắn rung lên và hướng về phía tôi nói. Tôi xin lỗi ông.

Người bạn gái của Michael tỏ vẽ bực mình và túm lấy cổ áo hắn ta nói:

Bạn gái: Em không muốn anh xin lỗi. Anh có biết hắn nói anh là kẻ kỳ thị chủng tộc hay không? Cái cáo buộc này nặng lắm đó (I don't want you to say anything to him anymore. Did you know he just accuse you of being a racist?).

Có lẽ cô bạn gái biết luật pháp nên khuyên hắn ta đừng nên nói nhiều coi như mình đã nhận tội. Sau đó cô bạn gái hỏi người đại diện United rằng:

Bạn gái: Ông Taylor có tố cáo tôi không? Nếu không thì tôi đi được phải không? Tôi chuyển tiếp chuyến bay khác.

Đại diện United: Không, ông Taylor chỉ tố cáo bạn trai cô thôi. Cô có quyền đi.

Sau khi cô bạn gái bỏ đi thì người khách ngoại quốc không còn ngần ngại chuyện sĩ diện nữa, ông ta bắt đầu nói chuyện hạ giọng và rưng rưng nước mắt.

Người khách ngoại quốc: Tôi cũng xin ông rộng lòng bỏ lỗi cho, tôi đã quá lời. Bạn gái tôi có thể làm chứng tôi không phải là một người kỳ thị chủng tộc, có thể vì mất ngủ nên tôi hơi nóng tánh và đã buôn lời xúc phạm ông, đây là một kinh nghiệm và một bài học cho bản thân tôi (I humbly and sincerely apologize for my action, I was out of line and I'm not using the lack of sleep as my excuse, but my girlfriend can be my witness that Ị'm not a racist. Please accept my sincere apology, this has been a learning experience for me).

Dũng Taylor: Tôi chấp nhận lời xin lỗi của ông. Trước mặt bao người ở đây tôi muốn ông hứa sẽ không đối xử với bất cứ người nào như thế nữa trong tương lai. Đây là hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tất cả mọi người có quyền cá nhân của họ miễn không ảnh hưởng đến người khác. Ông có quyền không thích nhưng không có quyền xúc phạm.

Người khách ngoại quốc đưa tay ra bắt tay với tôi và mọi người vui vẻ ra về.

Khi bước ra khỏi jetway, tôi đi trước và người khách ngoại quốc đi sau lưng. Ông ấy gọi tên tôi, ông Taylor.

Người khách ngoại quốc: Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi ông, cảm ơn ông đã bỏ qua và không làm lớn chuyện này để tôi kịp chuyển tiếp chuyến bay với bạn gái tôi. Đây là một bài học tôi nhớ đời ( Again, thank you for accepting my apology and not pressing charge against me so I can make my connecting flight. This has been truly a leaning experience for me).

Dũng Taylor: Tôi hy vọng rằng giữa hai người đàn ông chúng ta ông sẽ giữ lời hứa của ông trước mặt bao nhiêu người lúc nãy. Nên tôn trọng người khác dù là sắt tộc gì, đây là hợp chủng quốc Hoa Kỳ, lý do chúng ta là một cường quốc cho dù lịch sử của chúng ta trên dưới 200 năm mà thôi là nhờ sự đóng góp của tất cả sắt tộc. Chúc ông một chuyến bay an toàn. (Michael, I hope you will keep your words from one man to another that you will not treat people like the way you treated me on the flight and remember why the United States of America is where we are today given our short history of only 200 years or so is because of the diverse cultures and diverse people since day one that made up this great country of our. Have a safe flight.)

Khi người khách ngoại quốc đi rồi thì anh cảnh sát gọi tôi đến và hỏi:

Policeman: Anh thật là người Việt Nam à? (Are you really Vietnamese?)

Dũng Taylor: Vâng, mẹ tôi là người Việt Nam. (Yes, my mom is Vietnamese)

Policeman: Không ngờ. Tôi cũng là người Việt Nam. Tôi rất thích hành động vừa rồi của anh, tôi hy vọng ông ấy sẽ không tái diễn . Chúc mừng năm mới. (Wow. I couldn't tell you're Vietnamese. I'm Vietnamese too. Hopefully the guy learned his lesson. Happy New Year.

Khi rời khỏi phi trường tôi gọi cho hai người bạn đồng nghiệp cùng chuyến bay biết rằng tôi đã chấp nhận lời xin lỗi của ông khách ngoại quốc đó và không truy tố ông ấy. Bạn tôi vừa cười và nói "Thôi, về nhà mau đi để ăn miến gà vợ anh đang nấu chờ anh đó".

Chúc mừng năm mới mọi người.

T.B. hôm nay nhận được email của hãng United cảm ơn cách giải quyết của mình đã không làm trễ chuyến bay và đồng thời không ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách.

(Theo DŨNG TAYLOR FACEBOOK)

Saturday, February 8, 2014

Khai xuân bằng trò chơi 18+ không thể tượng tượng nổi

Không thể tượng tượng nổi nữa.

Hết bú sữa kẹp nách, ăn chuối kẹp háng, đến sờ trym đoán người yêu, may lại đến gặm đào tiên. Kinh thật!

Đừng 'xui dại' Việt Nam

Ảnh bên:Công hàm của ông Phạm Văn Đồng 'không có chữ nào nhắc đến Hoàng Sa và Trường Sa'

Trong một bài viết mới đây trên BBC của ông Lý Thái Hùng, phần "Ba việc cần làm" có đưa ra ý kiến Việt Nam cần "chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958" khiến dư luận đặc biệt quan tâm, thậm chí nhiều người cảm thấy hoang mang không biết thực hư, sai đúng như thế nào.

Chúng tôi đã trao đổi và đều nhận định, ý kiến này của ông Lý Thái Hùng là một kiểu "xui dại" Việt Nam tự chui đầu vào rọ cần phải được nói rõ, phân tích mổ xẻ trước dư luận.

Đầu tiên, theo luật pháp quốc tế nếu như một chính thể đã chính thức công nhận một vấn đề thì không thể hủy bỏ đơn phương một cách đơn giản như vậy là xong. Tiền hậu bất nhất là điều tối kỵ khi đưa một vấn đề tranh chấp ra các cơ quan tài phán quốc tế.

Thứ hai, hiểu như ông Lý Thái Hùng là đã làm sai lệch bản chất pháp lý của Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký gửi Trung Quốc. Bản Công hàm này chỉ ủng hộ và thừa nhận phạm vi lãnh hải 12 hải lý mà Trung Quốc vừa tuyên bố, không có chữ nào nhắc đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Tây Sa, Nam Sa.

Mặt khác, theo Hiệp định quốc tế Geneva 1954 bàn về vấn đề Đông Dương mà chính Chu Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc khi đó cũng tham dự với tư cách một bên hội nghị thì mọi người đều biết Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể chính trị, một chủ thể trong quan hệ quốc tế được quốc tế công nhận .Vì vậy, Việt Nam Cộng Hòa là đại diện cho nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam để quản lý và thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam do chính phủ Pháp bàn giao lại, chờ đến ngày tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

Do đó, Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đại diện cho Việt Nam Dân chủ cộng hòa công nhận tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý của Trung Quốc không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc; bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền.

Cách lý giải Công hàm 1958 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký như ông Lý Thái Hùng chính là chiêu bài Bắc Kinh đang cố tình lập lờ đánh lận con đen để ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của họ và bẫy dụ chúng ta vào tròng. Một khi nghe theo lời xúi dại này, Việt Nam sẽ không bao giờ thoát ra khỏi thòng lọng pháp lý của Bắc Kinh đang giăng sẵn.

Thủ tục pháp lý

Nhân đây, chúng tôi cũng xin đề cập đến thủ tục pháp lý ký và phê chuẩn các Hiệp ước, Công ước có liên quan đến biên giới lãnh thổ quốc gia. Trong thực tiễn quốc tế, các nội dung giải quyết về biên giới, lãnh thổ phải được các đại diện có thẩm quyền của các quốc gia liên quan đàm phán thỏa thuận và nội dung thỏa thuận đó phải được ghi nhận trong các Hiệp ước, Hiệp định…và phải được cac đại diện có thẩm quyền này ký kết chính thức.

Tuy nhiên các Hiệp định, Hiệp ước…dù đã được ký kết này vẫn chưa có hiệu lực thi hành ngay. Các Hiệp ước, Hiệp định này phải được Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất phê chuẩn theo thủ tục pháp lý rất chặt chẽ mới có hiệu lực thi hành. Như vậy, có thể thấy rằng các tuyên bố, các văn bản của một nhân vật nào đó, dù là những quan chức nhà nước cao nhất, có nội dung về biên giới lãnh thổ đều không có giá trị pháp lý tuyệt đối trong quan hệ quốc tế.

Ngoài ra, cũng trong phần nội dung "Ba việc cần làm" của bài viết ông Lý Thái Hùng gửi BBC đã có một sự nhầm lẫn nguy hiểm về bản chất pháp lý vụ Philippines kiện Trung Quốc và bài học cho Việt Nam.

Ông Hùng cho rằng, "Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm". Ở đây cần phải nhấn mạnh rằng, Philippines không kiện Trung Quốc về chủ quyền lãnh thổ, bởi tranh chấp chủ quyền nếu các bên không thống nhất bằng văn bản thỏa thuận mà đơn phương nhờ cơ quan tài phán giải quyết thì không ai dám thụ lý.

Philippines kiện Trung Quốc "áp dụng và giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)”, vì vậy đã xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của các nước ven Biển Đông, trong đó có Philippines, mặt khác Trung Quốc lại là thành viên của UNCLOS nên Philippines hoàn toàn có quyền khởi kiện vấn đề này theo đúng quy định của luật pháp quốc tế. Và trên thực tế Tòa án Quốc tế về Luật Biển đã thụ lý theo đúng thủ tục, trình tự pháp định.

Do đó, dù xác định đấu tranh với Trung Quốc bằng pháp lý nhưng chúng ta cũng phải học Philippines nghiên cứu thật kỹ các quy định pháp lý và thông lệ quốc tế để đưa ra quyết định và chuẩn bị phương án khởi kiện, việc này không dễ dàng để cứ nói thích kiện là kiện được ngay.

Tác giả nguyên là Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam từ năm 1995 -2004.

Tiến sĩ Trần Công Trục
Theo BBC

Monday, February 3, 2014

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: “Chỉ một mục tiêu"

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, một mục tiêu đó chính là "vị thế Việt Nam".
“Thế giới giờ ít cái mới. Ðúng lại thường cũ. Mới chưa chắc đúng. Mới như cái gọi “Ðường chín khúc” thì sai quá, chả ai chấp nhận được. “Lòng tin chiến lược” là mới và đúng...” - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên T.Ư Ðảng, Thứ trưởng Quốc phòng chia sẻ với Nhân Dân hằng tháng về thời cuộc, đối ngoại quốc phòng, biển Ðông, về người cha và lớp trẻ, cùng những dự cảm tương lai.
Ðột phá: Mới và Ðúng

Đột phá trong thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri La trong bối cảnh quốc tế mới, theo ông là gì?

Đề cập lòng tin giữa các quốc gia không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, "lòng tin chiến lược" mà Thủ tướng Việt Nam trình bày tại Shangri La 2013 có ý nghĩa hoàn toàn khác.

Châu Á - Thái Bình Dương hơn một thế kỷ qua luôn xảy ra xung đột. Lợi ích quốc gia bị ảnh hưởng rất lớn và lâu dài; thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng nhiều. Các nước đều hiểu, xung đột sẽ ảnh hưởng tới tất cả. Trong hơn 10 năm qua, an ninh khu vực có nhiều biến chuyển. Trung Quốc, Ấn Độ, rồi Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... đều phát triển đồng thời với việc mở rộng phạm vi lợi ích chiến lược. Lợi ích của châu Âu, của Mỹ cũng thay đổi, rõ nhất là chiến lược xoay trục của Mỹ. Bên cạnh môi trường quốc tế thuận lợi cũng nảy sinh câu hỏi: lợi ích chiến lược và sự phát triển của các quốc gia này có làm tổn hại tới lợi ích những quốc gia khác và an ninh khu vực hay không?

Với những động thái mới và can dự mạnh mẽ đó, các nước, nhất là các nước lớn cam kết sự phát triển của họ đều là can dự hòa bình, giúp cho ổn định, hợp tác. Thực tế còn chờ. Sự nghi ngại bắt nguồn từ nhiều thứ. Nhưng, an ninh quốc phòng lại là thứ dễ thấy nhất. Mặt khác, nói tuân thủ luật pháp quốc tế, song đã xuất hiện những tuyên bố, hành động mang tính đơn phương, coi thường luật pháp quốc tế, áp đặt. Để cam kết trở thành hiện thực, nói phải đi đôi với làm. Đã làm, phải đến nơi đến chốn, đó chính là "lòng tin chiến lược".

Thế giới giờ ít cái mới. Đúng lại thường cũ. Mới chưa chắc đúng. Mới như cái gọi "Đường chín khúc" thì sai quá, chả ai chấp nhận được. "Lòng tin chiến lược" mới và đúng. Ít nhất ở cách tiếp cận. Và quan trọng hơn là tính mục đích của nó.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi trao đổi cùng P/V Báo Nhân Dân.
Thật ra, giới quan sát quốc tế vẫn nhớ thời điểm cuối 2009, khi ông trả lời phỏng vấn Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cùng thời điểm Công bố Sách trắng Quốc phòng, như một tín hiệu về xây dựng lòng tin?

Sách trắng Quốc phòng 2009 không mới so với Sách trắng Quốc phòng 2004. Năm tới, chúng ta sẽ xuất bản Sách trắng quốc phòng mới. Tôi chắc chắn, Sách trắng Quốc phòng 2014 sẽ có điểm mới in đậm khái niệm "Lòng tin chiến lược" mà lãnh đạo ta đã khẳng định, song vẫn nhất quán với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần đây.

Chính sách quốc gia phải minh bạch và nhất quán. Minh bạch là không nói một đằng, làm một nẻo. Nhất quán là không thể nay nói thế này, mai nói thế khác, càng không thể tạo ra tiêu chuẩn kép.

Để gìn giữ hòa bình, Việt Nam khẳng định làm tất cả, vì một Biển Đông không tiếng súng, song sẵn sàng tự vệ và minh bạch với thế giới từ Sách trắng Quốc phòng 2009 cho tới công bố việc mua tàu ngầm Kilo, hệ thống S 300, máy bay Su-30...

Theo ông, cụ thể với vấn đề Biển Đông, lòng tin đó có ý nghĩa ra sao?
Hợp tác nếu thiếu lòng tin thì không thể thành công. Để xử lý bất đồng, xung đột, thiếu lòng tin lại càng không thể. Với vấn đề Biển Đông, điều quan trọng nhất là xây dựng lòng tin, cao hơn là lòng tin chiến lược. Rằng các quốc gia không định sử dụng sức mạnh quân sự, không tuyên bố và hành xử bất chấp luật pháp và thông lệ quốc tế.

Khi đã không tin, lòng tin sẽ sứt mẻ. Đã sứt mẻ thì cứ vỡ dần, tạo ra hiệu ứng đô-mi-nô mất lòng tin. Cho nên, giữa chúng ta với các quốc gia liên quan, quan trọng nhất là phải xây dựng lòng tin chính trị. Mà quan trọng trước hết là chúng ta thực lòng muốn có quan hệ hợp tác, hữu nghị với Trung Quốc, muốn nhìn thấy Trung Quốc XHCN phát triển không đe dọa nước nào; tôn trọng, hợp tác với Việt Nam cùng phát triển, để trở thành những quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và trên thế giới.

Chỉ có độc lập tự chủ và chủ quyền lãnh thổ là không nhân nhượng.
Các chiến sĩ đặc công ngụy trang tập luyện võ thuật. Ảnh: Đức Toàn

"Ðã nói, phải thẳng thắn, minh bạch"

Ông đón nhận tinh thần Đại hội XI về đối ngoại quốc phòng như thế nào, phải chăng lúc đó đã xuất hiện những vấn đề mới trong khu vực và quốc tế?

Văn kiện Đại hội XI có câu "chủ động tăng cường hội nhập trong quan hệ đối ngoại và tăng cường quan hệ quốc phòng an ninh". Lần đầu tiên Đại hội Đảng đề cập trực tiếp tới đối ngoại quốc phòng. Tiếp đó, Trung ương ra Nghị Quyết 28 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đánh giá đối tượng, đối tác, chính sách đối ngoại, khẳng định đối ngoại quốc phòng không chỉ là nhiệm vụ của quân đội mà là việc chung của Đảng và Nhà nước.

Quan hệ quốc phòng với các nước tốt thì giảm thiểu nguy cơ xung đột. Cam kết không sử dụng vũ lực liên quan chặt chẽ tới quốc phòng. Nhân tố mới là sự can dự quốc phòng - an ninh của các quốc gia khiến mối quan hệ quốc phòng trở nên phong phú hơn...

Từ Hội nghị Trung Giã trong chống Pháp tới Hội nghị bốn bên ở Trại David - Sài Gòn trong chống Mỹ đã cho thấy đặc thù, thế mạnh của đối ngoại quốc phòng. Trong tình hình hiện nay, theo ông, đó là gì?

Đối ngoại quốc phòng có nét riêng là trực tiếp đề cập những vấn đề nhạy cảm về quân sự, quốc phòng. Thời chiến, tiếng nói của các tướng lĩnh có vai trò làm giảm căng thẳng. Trong hòa bình, quan điểm không sử dụng vũ lực với quốc gia khác từ các nhà quân sự tạo nên sức nặng tin cậy nhất định.

Giới quốc phòng - an ninh với nhau rất thẳng. Thí dụ chúng ta có hai quan điểm cơ bản, nhất quán: Việt Nam không sử dụng vũ lực với nước khác. Và cũng không bao giờ chấp nhận một quốc gia nào sử dụng sức mạnh vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực với chúng ta.

Chúng ta khẳng định không liên minh với bất kỳ ai để chống ai. Không cho ai đặt căn cứ ở nước mình. Không tham gia liên minh quân sự với tổ chức nào. Ủng hộ quan điểm không nước nào sử dụng vũ lực với nước khác. Quốc tế ủng hộ chúng ta, đó là nhân tố cực kỳ quan trọng ngăn chặn những mưu toan, ý định thiếu cân nhắc sử dụng vũ lực. Có thể nói, đối ngoại quốc phòng cụ thể hóa, trực tiếp chứng minh đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta bằng chính sự công khai minh bạch, quan hệ rộng mở và hành động thực tế.

Làm đối ngoại, ông cho điều gì là phương châm nằm lòng?

Theo tôi, quan trọng nhất là nắm vững đường lối của Đảng và Nhà nước. Tôi nhấn mạnh thêm hai yếu tố: Không nói thì thôi, đã nói phải thẳng thắn. Thứ hai là minh bạch. Bí mật quốc gia nước nào cũng phải giữ. Nhưng những gì thể hiện chính sách đối ngoại hòa bình, tự vệ thì mình phải minh bạch. Với sự thẳng thắn ấy, ta sẽ có lòng tin.

Trong mặt trận không tiếng súng, đôi khi câu chữ: "liên minh, diễn tập-tập trận", "song phương-đa phương", "cùng khai thác-cùng phát triển", có thể bị hiểu sai?

Nguyên tắc là phải diễn đạt chặt chẽ, chính xác, không thể hiểu khác, không thể hiểu sai. Bảo Việt Nam "tập trận" là sai. Tôi từng nói, Việt Nam có "tập" mà không có "trận", thí dụ chúng ta không tập trận, mà tích cực tham gia các cuộc diễn tập cứu hộ, cứu nạn trong khuôn khổ ASEAN chẳng hạn. Đồng thời phải cảnh giác với kiểu đánh tráo ngôn từ. Phải nói đúng, hiểu đúng, hiểu giống nhau về pháp luật quốc tế và các vấn đề khác. Cái gọi là "Đường chín khúc", làm sao phù hợp luật pháp quốc tế?

Khi chúng ta công khai, minh bạch vấn đề Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa với thế giới, lắng nghe ý kiến cộng đồng quốc tế trên các diễn đàn song phương và đa phương thì không thể nói là "quốc tế hóa", "lôi kéo nước này chống nước kia được". Đó là luận điệu, hay là cách suy diễn sai lầm.

"Phải chỉ rõ những phép thử nguy hiểm"

Có lúc nào ông cho là khoảnh khắc cân não, bởi như Bác Hồ nói "Tướng quân tại ngoại", không phải lúc nào cũng "xin ý kiến ở nhà"?

Tôi thường đối mặt tình huống kép thế này: Bảo vệ lợi ích chính đáng của Tổ quốc đồng thời phải giữ quan hệ với quốc gia có bất đồng. Không rời bỏ những vấn đề có tính nguyên tắc, song không để mâu thuẫn làm hỏng lợi ích lớn. Những lúc đó, không ai có thể dạy được mình cả. Quan trọng nhất là nắm vững quan điểm, uyển chuyển xử lý tình huống, bảo vệ lợi ích quốc gia.

Chính sách đối ngoại của Đảng cho ta đủ khả năng giải thích, bảo vệ lập trường, lợi ích của Việt Nam. Nếu bạn đồng hành cùng chúng ta, thừa nhận lợi ích chính đáng của chúng ta, họ sẽ có lợi. Cố đấm ăn xôi, lợi nhỏ trước mắt, hại lớn lâu dài thì chính các nước đó sẽ có hại.

Nhưng làm gì để dự đoán thỏa hiệp và ngăn chặn thỏa hiệp trên lưng ta, khi mà trong quan hệ quốc tế, đỉnh cao xung đột là thỏa hiệp?

Chúng ta thật lòng mong các nước lớn có mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác cùng phát triển, không phương hại tới hòa bình và phát triển của khu vực, thế giới. Khi xung đột đến đỉnh cao, họ đều tính lợi ích riêng. Hoặc phải hy sinh lợi ích này để tìm kiếm lợi ích khác. Hoặc hy sinh những nhân tố khác ảnh hưởng tới lợi ích của họ. Toàn cầu hóa rồi, bất cứ hai quốc gia nào mà có chuyện thì thế giới cũng không yên.

Ông đánh giá sao về vai trò truyền thông trong nước với hoạt động ngoại giao nói chung, đối ngoại quốc phòng nói riêng?

Trong khoảng ba năm qua, truyền thông đã truyền đạt chính xác những gì chúng ta muốn nói, mô tả chính xác, đúng bản chất những nét lớn diễn biến tình hình.

Ngoài sự chỉ đạo, định hướng, truyền thông đã coi trọng nghiên cứu, hấp thụ chọn lọc từ truyền thông nước ngoài. Phân tích khách quan hơn, không đơn điệu, xơ cứng. Đương nhiên còn "sạn". Không tránh được, song cũng không nên quá để ý những điều đó.

Nhưng tôi mong thông tin mang chất truyền thông nhiều hơn. Khi Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, nó sát sườn tới Biển Đông. Nó là phép thử, theo tôi nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều. Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép. Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt "Vùng nhận dạng phòng không" của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế! Truyền thông phải khách quan, sắc sảo vạch ra, chỉ rõ những cái đó.

"Ông Thanh không nghĩ hết được, chính là nghe dân nói"

Năm 1947, khi mặt trận Huế bị vỡ, ta phải rút lui, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Nguyễn Chí Thanh đã phải làm một cuộc chỉnh huấn quyết liệt, khi khảng khái nói: "Chỉ sợ mất lòng tin của dân. Chúng ta không được chạy dài. Chúng ta phải trở về với dân", ông nghĩ gì về điều này?

Trong suốt dịp kỷ niệm 100 năm Ngày sinh ông cụ, tôi không trả lời phỏng vấn báo nào cả. Nghĩ về ông cụ, trong đầu tôi nghĩ đến một giai đoạn lịch sử, đến một thế hệ, những biến chuyển vĩ đại. Mà vĩ đại nhất, bạn biết là gì không? Là làm cho dân tin Đảng! Tin thật lòng, tới mức người mẹ không chỉ dám hy sinh thân mình mà còn tự nguyện gửi con ra mặt trận, dẫu biết rằng nó sẽ hy sinh. Lòng tin ghê gớm như thế.

Giai đoạn đó chúng ta đã làm gì để tạo nên niềm tin ấy?


Thời đại Hồ Chí Minh là đỉnh cao lịch sử dựng nước và cứu nước của dân tộc ta. Thời đại đó dùng người quá giỏi. Xuất thân khác nhau, có bản sắc riêng, song nhiều người rất giỏi. Thời đại, dân tộc đã sinh ra người dẫn dắt là Bác Hồ vĩ đại của chúng ta. Rồi một thế hệ học trò, cộng sự, đồng chí của Bác được tôi luyện trong quá trình đấu tranh cách mạng. Vận nước tạo nên một đội ngũ, một cộng đồng kiệt xuất như thế, có một niềm tin sắt son vào Đảng và vào vận mệnh dân tộc. Đấy là hồng phúc cho đất nước ta tại những thời điểm bước ngoặt.

Bình Giã, Ba Gia, Núi Thành, Vạn Tường... là những dấu mốc củng cố quyết tâm thắng Mỹ khi thế giới còn hồ nghi. Với tổng kết đầy sáng tạo: "Nắm thắt lưng địch mà đánh" gắn với tên tuổi Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, di sản lăn xả vào thực tiễn, tổng kết thực tiễn ấy, có giá trị gì với ông hôm nay khi đối ngoại quốc phòng cũng khó lường không kém?
Nghiên cứu những gì ông cụ tôi nói về chống chủ nghĩa cá nhân, thí dụ bài "Huyện ủy 5 không" trên Báo Nhân Dân, rồi trên mặt trận nông nghiệp, tổng kết chiến tranh... tôi phải nói, tất cả những khẩu hiệu đó, chủ trương đó đều là của nhân dân, cán bộ chiến sĩ cả. Từ những cán bộ văn nghệ thời chống Pháp, cán bộ quân sự thời chống Mỹ, người nông dân trong hợp tác hóa... Ông cụ tôi chả nói gì của riêng ông ấy, mà đó là do tiếp thu được trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân.

Thí dụ khẩu hiệu "năm tấn thóc" là của một nông dân Tòng Bạt, Ba Vì, Hà Tây (cũ). Lúc đó ở Thái Bình có nơi đã đạt sáu, bảy tấn/ha rồi, có người băn khoăn, phong trào nên là bảy tấn hay chín tấn. Ông nông dân bảo ông Thanh: "Ông ơi, bốn tấn thôi!" Hỏi sao, ông ấy nói: "Lên bảy tấn chúng tôi theo sao được, chỉ Thái Bình "nó" làm được thôi! Chúng tôi đang bốn tấn, cố mà vươn lên năm. Để mà phấn đấu, mà còn cả miền Bắc nữa chứ!". Thế là ra đời "năm tấn thóc"..., vừa sức dân. Câu "nắm thắt lưng địch mà đánh" cũng vậy, là của một ông trung đội trưởng thuộc Sư đoàn 9. Ai mà nghĩ hết được. Ông Thanh không nghĩ hết được mà chính là cuộc sống, người dân đã giúp ông. Ông Thanh cùng những nhà lãnh đạo khác lắng nghe, tổng kết và phát động thực hiện thôi.

Ông nói, Việt Nam không chấp nhận "hòa bình lệ thuộc", "hòa bình của chúng ta không phải là cầu hòa". Khái niệm đó cụ thể là gì, theo ông?


Khi không có được đường lối độc lập tự chủ thì hòa bình đó, nếu có, là thứ hòa bình lệ thuộc. Tôi luôn nói độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ. Vế đầu về đường lối. Vế sau về lãnh thổ. Mất độc lập tự chủ là mất luôn chủ quyền lãnh thổ. Tự quyết định vận mệnh dân tộc là một giá trị không thể so sánh, không thể đánh đổi.
Trước mùa xuân và đất nước, với bạn đọc Báo Nhân Dân, ông có dự cảm gì?

Tôi rất tin lớp trẻ. Thanh niên Việt Nam thật sự cầu tiến, từ thể chất tới tinh thần đã sẵn sàng cống hiến to lớn cho đất nước.

Chỉ có hai băn khoăn. Một là giới trẻ hiểu biết lịch sử còn ít... Không hiểu lịch sử đầy đủ, làm sao phát triển? Thứ hai là ta ít nghe lớp trẻ, kể từ gia đình là cha mẹ, ngoài xã hội là hệ thống giáo dục, quản lý... Biết đâu, đến một lúc nào đó, lớp trẻ sẽ tìm ra con đường đi riêng của chúng, vừa kế thừa truyến thống cha ông, vừa xây dựng đất nước này phát triển vượt bậc.

Tôi thấy, thế nước đang lên, vận hội đang thịnh, bất chấp những khó khăn, thách thức, đe dọa. Nói một cách biện chứng, chính va chạm, xung đột, thách thức ấy là động lực phát triển. Vấn đề là phải nhìn nhận đúng để chuẩn bị đội ngũ. Chúng ta tự hào về truyền thống dân tộc, về chính nghĩa của dân tộc.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
Nguồn: Song Hà (Nhandan.com.vn)