Monday, December 23, 2013

Cha đẻ khẩu AK-47 qua đời

Kỹ sư Nga, Mikhail Kalashnikov, người sáng chế ra khẩu súng Kalashnikov (AK), vừa qua đời ở tuổi 94.

Ông sinh vào ngày 10/11/1919 trong một gia đình nông dân Nga.

Khẩu AK được ông sáng chế vào năm 1947. Đây là một trong những loại vũ khí phổ biến nhất thế giới, và được coi là biểu tượng của nổi dậy và cách mạng.

Ông Mikhail Kalashnikov vừa qua đời ở Nga

Tuy trở nên nổi tiếng, ông Kalashnikov lại không kiếm được nhiều tiền từ khẩu AK. Ông từng phàn nàn rằng lẽ ra ông có thể giàu hơn nếu thiết kế ra một cái máy cắt cỏ.

Ông sinh vào ngày 10/11/1919 trong một gia đình nông dân Nga ở làng Kurya, địa phận Altai. Trong gia đình có đến 18 đứa con, ông là một trong 6 người sống sót qua thời niên thiếu.

'Không phải lỗi của tôi'

Kalashnikov gia nhập Hồng Quân vào năm 1938, và với khả năng thiết kế của mình, ông đã nâng cao hiệu quả của vũ khí và thiết bị dùng trong xe tăng của quân Xô Viết.

Khi ông bị thương vào tháng 10/1941, do chiếc xe tăng của ông trúng đạn pháo quân Đức, Kalashnikov bắt đầu thiết kế thứ vũ khí giúp ông trở nên nổi tiếng.


Quân đội Đức thời đó đã đi đầu trong việc chế tạo ra loại tiểu liên kiểu mới, thứ vũ khí kết hợp sự chính xác của súng trường kiểu cũ với sức mạnh của súng bán tự động.


Quân Xô Viết lúc đó đã rơi vào thế yếu so với vũ khí tân tiến của quân Đức.

Khi được điều trị trong bệnh viện, một chiến sĩ Hồng Quân đã hỏi ông tại sao quân Nga không tạo ra được một khẩu súng mạnh như của quân Đức.

“Rồi tôi thiết kế nên một khẩu súng máy cho các chiến sĩ,” Ông nói.” Nó được gọi là Avtomat Kalashnikova - khẩu súng tự động của Kalashnikov.”

Ông hoàn chỉnh khẩu súng của mình vào năm 1947, sau đó nó được chính thức dùng với cái tên AK47.
Loại tiểu liên mới được sử dụng vào năm 1949, và ông Kalashnikov được trao giải thưởng Stalin hạng nhất.

Đó là một trong nhiều giải thưởng mà ông có được, trong đó có 3 huân chương Lê Nin và anh hùng Lao Động Xã Hội Chủ Nghĩa.

Vào năm 1987, ông trở thành công dân danh dự của Izhevsk, nơi ông làm việc từ năm 1949.

Nguyên tổng thống Nga Boris Yeltsin đã thăng quân hàm thiếu tướng cho ông vào ngày sinh nhật thứ 75.

Tuy vậy, do cấu tạo đơn giản của khẩu súng, ông không nhận được nhiều quyền lợi tài chính từ sáng chế của mình.

Hàng chục nhà sản xuất vũ khí ở nhiều nước đã bắt chước sáng chế khẩu Ak, nhưng rất ít trả tiền bản quyền.
Khi ông đã 83 tuổi, Kalashnikov được cho là sở hữu 30% cổ phần của một công ty Đức để họ được dùng tên của ông trên sản phẩm ô che mưa và nước khoáng.

Nhưng chắc chắn người ta sẽ nhớ tới ông nhiều hơn với khẩu AK.

Ông phủ nhận những cáo buộc rằng khẩu súng của ông đã giết hại nhiều người.

“Mục đích của ông là tạo ra vũ khí để bảo vệ lãnh thổ và quê hương,” ông nói.

”Nó được dùng ở các vùng xung đột không phải là lỗi của tôi. Chính sách tạo ra sai lầm, chứ không phải người thiết kế.”

Đôi khi, cả hai phe chính phủ và quân nổi dậy đều dùng súng AK để bắn nhau như tại Wadi Mardum, Libya, nơi quân khởi nghĩa và chính quyền Gaddafi giao tranh hồi tháng 9/2011.

Thế giới cũng nhắc đến hình ảnh Osama Bin Laden thuộc mạng lưới Al-Qaeda xuất hiện trên một hình ảnh qùy gối nhắm bắn từ súng AK.


Một số nhóm mafia tại châu Mỹ Latinh cũng 'tôn thờ' khẩu súng này tới mức nạm vàng vào súng.

'Ông Dương Trung Quốc không nên dạy bảo thiên hạ'

Một nhà ngoại giao Việt Nam nói sử gia Dương Trung Quốc 'coi nhẹ' chuyện hoa hậu VN đeo băng sai tên nước và có những bình luận 'phản tác dụng'.

Trong bài phỏng vấn được đăng trên Bấm Tạp chí Quê Hương, trang thông tin của Uỷ ban Nhà nước về Người việt ở Nước ngoài của Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đã đưa ra một số thông điệp gửi dân biểu, sử gia Dương Trung Quốc.

"Đã là một nhà sử học, khi những sự việc động đến Quốc hiệu, đến tên đất nước, vì làm Sử đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, không những vậy còn là Sử dân tộc, Sử đất nước nữa nên ông phải là người chạm lòng đầu tiên mới đúng," ông Sơn nói.

Thứ trưởng Sơn là Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Vào ngày 6/12, ông Quốc được Bấm báo Văn Hóa dẫn lời trong phỏng vấn với báo này nói rằng nhận xét của một thứ trưởng [Nguyễn Thanh Sơn] về sự cố cô Trần Thị Quỳnh đeo dải băng ghi sai chữ “Vietnam” thành “Vietnem” của hoa hậu trong một cuộc thi sắc đẹp trên đấu trường quốc tế là một sự “sỉ nhục” đã “gây một sự phản cảm lớn”.

Nhà sử học Dương Trung Quốc được dẫn lời nói không nên "nâng tầm quan trọng hoá” việc này và rằng "trong việc này trách nhiệm không chỉ có ngành văn hóa. Bởi những hoạt động văn hóa của VN ở nước ngoài thì Bộ Ngoại giao phải tham gia vào theo dõi chứ không phải riêng ngành văn hóa."

Trước đó, ông Nguyễn Thanh Sơn trả lời báo Đất Việt rằng "sự thật thì hoa hậu Việt không phải chỉ dốt sử Việt mà còn dốt nhiều thứ khác" và "Chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng cho hoa hậu những kiến thức lịch sử trước các cuộc thi sắc đẹp."

"Ông cho rằng tôi nhận xét đây là sự "sỉ nhục" là mang tính thậm xưng thì tôi xin nhắc lại với ông Dương Trung Quốc rằng tôi cũng đồng tình với ý kiến của xã hội.

"Tôi cũng như hàng nghìn người dân đã có ý kiến coi đó là sự sỉ nhục thì đâu có quá đáng, sai sót này không còn trong khuôn khổ phường xã, mà che giấu được, nó mang tầm cỡ quốc tế.

'Toàn dạy bảo'

"Là một nhà sử học mà ông coi nhẹ chuyện Hoa hậu đeo băng sai tên nước, cầm cờ ngược, chí ít cũng phải lên tiếng cho rằng đây là một sai sót nặng nề, ảnh hưởng đến quốc gia thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng hơn cả sự sỉ nhục.

"Việc ông Quốc chưa hiểu hết ý của tôi mà đã phát biểu thì chỉ làm mất đi uy tín của ông. Tôi nghĩ qua vụ việc này, ông Dương Trung Quốc nên dùng những kiến thức Sử học của mình để giúp cho các Hoa hậu.

"Tôi cũng xin lưu ý lại ông rằng, ông là nhà sử học, là đại biểu Quốc Hội, ông phát biểu sao cho đúng tinh thần xây dựng, còn tôi nghe tất cả các trả lời của ông Dương Trung Quốc thì mang tính dạy bảo nhiều hơn là góp ý, ông dạy cả Bộ Ngoại giao, dạy cả Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, dạy tất cả xã hội cách phối hợp, ứng xử với nhau.

"Tôi cảm ơn ông đã có lời dạy bảo, ngược lại tôi cũng xin lưu ý ông sau khi ông lưu ý tôi, nếu có dạy thì cũng phải dạy cho đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Không nên phán, không nên dạy như vừa rồi thành ra phản tác dụng.

"Mặt khác, tôi xin lưu ý thêm ông Dương Trung Quốc trong phát biểu trả lời phỏng vấn thì nên khiêm tốn trong phạm vi trình độ nhận thức, kiến thức của mình." ông Sơn nói.

Trần Thị Quỳnh (bên phải) đã gửi thư xin lỗi và xin được tha thứ.

Thứ trưởng ngoại giao Việt Nam cũng tỏ ý rằng Bộ Ngoại giao Việt Nam không nên cùng gánh vác trách nhiệm trong sự cố kể trên vì điều ông gọi là bộ "không biết về cuộc thi hoa hậu này".

"Nếu có yêu cầu sự giúp đỡ của Cơ quan đại diện Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng cùng chia sẻ trách nhiệm, nhưng chúng tôi không có bất kì thông tin nào thì tham gia ra sao, thưa ông Dương Trung Quốc," ông Sơn nói.

Vào cuối tháng 11, Ban tổ chức phía Trung Quốc của cuộc thi Hoa hậu Quý bà Thế giới, tức Mrs. World 2013, đã gửi thư cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam để Bấm xin lỗi về việc ghi sai tên nước Việt Nam thành ‘Viet Nem’.

Sử gia Dương Trung Quốc 

Dải băng có ghi chữ ‘Viet Nem’ này đã được thí sinh đại diện cho Việt Nam là Trần Thị Quỳnh đeo trong đêm chung kết hôm thứ Bảy ngày 23/11 tại Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.

Trong khi đó, bản thân cô Trần Thị Quỳnh cũng gửi một lá thư riêng nhận sai và ‘chân thành gửi lời xin lỗi’ đến ‘đất nước và nhân dân Việt Nam’ và ‘cầu mong sự tha thứ’.
Sự cố này đã làm bùng lên làn sóng chỉ trích cô Quỳnh và Ban tổ chức Mrs. World 2013 trên các diễn đàn mạng.

Ông Dương Trung Quốc gần đây thu hút sự chú ý của dư luận vì đã không bấm nút biểu quyết thông qua bản Hiến pháp sửa đổi phiên bản 2013, trước đó, ông cũng từng đưa ra gợi ý về 'văn hóa từ chức' trước Thủ tướng Chính phủ tại một phiên chất vấn ở Quốc hội.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng được biết tới như một nhà ngoại giao có một số phát biểu, Bấm bình luận từng gây sự chú ý trong dư luận, cộng đồng Việt Nam ở trong lẫn ngoài nước.

BBC

Tuesday, December 17, 2013

Đôi điều nhắn nhủ Nhà sử học Dương Trung Quốc của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn

Sau khi ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, lên tiếng nhận xét cho rằng việc Hoa hậu Trần Thị Quỳnh trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu quý bà thế giới 2013 đeo dải băng ghi sai tên nước, cầm cờ ngược là một sự “sỉ nhục”, Nhà sử học Dương Trung Quốc, ngày 6/12 đã lên tiếng cho rằng Thứ trưởng đã có những phát ngôn mang tính thậm xưng, khôi hài. Để Nhà sử học hiểu thêm về những phát biểu của mình, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã có đôi điều nhắn nhủ.

Khi nhắc đến bài phỏng vấn của ông Dương Trung Quốc trên Báo Văn hóa ra ngày 6/12, Thứ trưởng cho biết: “Vừa qua, tôi đã thấy bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc trả lời phỏng vấn báo Văn hóa. Trước hết, sau khi xem xong bài phỏng vấn này, tôi định không lên tiếng, bởi vì không phải trẻ con mà lời qua tiếng lại. Nhưng xét cho cùng bài phỏng vấn của ông Dương Trung Quốc trả lời báo Văn hóa cũng có một số vấn đề cần trao đổi lại để hiểu rõ vấn đề”.

ĐBQH Dương Trung Quốc
Thứ nhất, ông Dương Trung Quốc là một nhà sử học thì sau khi sự việc Hoa hậu đeo băng sai tên nước, cầm cờ ngược xảy ra, ông phải là người nghiêm khắc phê phán cùng với đông đảo ý kiến của xã hội. Thử hỏi đất nước ta từ thời vua Hùng dựng nước đến bây giờ có tên nào là Việt Nem. Tên này từ đâu ra trong suốt cả chiều dài lịch sử của chúng ta hàng 4000 năm dựng nước và giữ nước. Từ thưở khai sinh đất nước, toàn những tên hay: Văn Lang, Đại Việt…, Việt Nam dân chủ cộng hòa, Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.
Đặc biệt, đã là một nhà sử học, khi những sự việc động đến Quốc hiệu, đến tên đất nước, vì làm Sử đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối, không những vậy còn là Sử dân tộc, Sử đất nước nữa nên ông phải là người chạm lòng đầu tiên mới đúng.
Thứ hai, ông nhận trả lời phỏng vấn của tờ báo là cơ quan ngôn luận của cơ quan đang có sự việc xảy ra, nguyên chuyện này đã là không nên. Đây là cơ quan có sự cố, trả lời theo hướng bao che, bênh vực, xoa dịu dư luận thì đâu còn tính khách quan nữa.
Không những vậy, ông còn nói không nên đưa vấn đề lên báo chí làm gì, điều này  hoàn toàn ngược lại với dư luận xã hội. Như vậy có khác nào chúng ta phớt lờ dư luận, cả hệ thống truyền thông báo chí coi như không biết gì, hoạt động không hiệu quả. Thiết nghĩ, không nên che giấu khuyết điểm, coi thường tự tôn dân tộc khi sự việc nghiêm trọng như vậy xảy ra.
Thứ ba, ông cho rằng tôi nhận xét đây là sự “sỉ nhục” là mang tính thậm xưng thì tôi xin nhắc lại với ông Dương Trung Quốc rằng tôi cũng đồng tình với ý kiến của xã hội. Bởi vì sau sự việc sai sót này, tôi cũng như hàng nghìn người dân đã có ý kiến coi đó là sự sỉ nhục thì đâu có quá đáng, sai sót này không còn trong khuôn khổ phường xã, mà che giấu được, nó mang tầm cỡ quốc tế.
Trước hết, như tôi đã trả lời phỏng vấn Báo Đất Việt, chúng ta có rất nhiều nhà Việt Nam học, rất nhiều học giả, rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về văn hóa truyền thống, lịch sử Việt Nam. Chắc hẳn những người này họ cũng thấy buồn với sự cố xảy ra. Là một nhà sử học mà ông coi nhẹ chuyện Hoa hậu đeo băng sai tên nước, cầm cờ ngược, chí ít cũng phải lên tiếng cho rằng đây là một sai sót nặng nề, ảnh hưởng đến quốc gia thậm chí có nhiều ý kiến còn cho rằng hơn cả sự sỉ nhục. Ông Dương Trung Quốc nói gì trước dư luận xã hội.
Bên cạnh đó, ông nhắc nhở tôi nên sử dụng ngôn từ đúng lúc, đúng chỗ, đúng bản chất sự việc, tôi cho rằng đối với một người như ông Dương Trung Quốc mà nghe phát biểu của tôi mới chỉ hiểu một nửa đã có nhận xét vội vàng là không nên.
Tôi nói sự việc này rất buồn cười mà cười ở đây còn nhẹ, cười ở đây tôi nói không phải là cười hài hước mà là cười bi, cười cho một sai sót rất là ấu trĩ nhưng lại ảnh hưởng đến quốc gia, chứ đây không phải khôi hài. Ông Dương Trung Quốc nói tôi khôi hài đặt trong vị trí này là ông mới chỉ hiểu một nửa, đặt trong bối cảnh này không nên khôi hài, tôi đâu có khôi hài, đây là cười trong nước mắt, cười chua xót.
Bây giờ các bạn cứ thử hỏi du khách nước ngoài đến Việt Nam ấn tượng về văn hóa ẩm thực của họ là gì, dứt khoát họ trả lời Nem hoặc Phở. Như vậy, là với phát biểu của tôi, ông Dương Trung Quốc mới chỉ hiểu một nửa. Trong hoàn cảnh này tôi thấy rất nghiêm túc, rất nghiêm trọng nhưng thực sự nực cười, một khuyết điểm lớn như vậy mà không ai phát hiện ra để đến khi dư luận xã hội phát hiện.
Việc ông Quốc chưa hiểu hết ý của tôi mà đã phát biểu thì chỉ làm mất đi uy tín của ông. Tôi nghĩ qua vụ việc này, ông Dương Trung Quốc nên dùng những kiến thức Sử học của mình để giúp cho các Hoa hậu, có ý kiến cho Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch để đưa những sự kiện chính xác hơn. Kiến thức sử học rất cần bồi dưỡng cho Hoa hậu, rất nhiều Hoa hậu xưa nay tôi đã từng nghe, hỏi lịch sử đất nước thì không biết gì, hỏi một đằng, trả lời một nẻo. Tôi không muốn nhắc lại, nhưng cả đất nước đều biết.

Hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo băng sai tên nước tại cuộc th
Hoa hậu Trần Thị Quỳnh đeo băng sai tên nước tại cuộc thi
Tôi thiết nghĩ, những kiến thức sử học, kiến thức địa lý, truyền thống dân tộc rất cần trang bị cho Hoa hậu nếu ta còn tham gia. Tôi đề nghị bài phỏng vấn này, ông Dương Trung Quốc nên trích lại những ý mình nói, muốn phê phán hay dạy thiên hạ thành một cuốn giáo trình, dạy cho các Hoa hậu để họ có thêm kiến thức tự tin hơn, không có sai sót.
Thứ Tư, một vấn đề nữa là ông Dương Trung Quốc lưu ý tôi. Vì ông Dương Trung Quốc lưu ý tôi nên tôi cũng xin lưu ý lại ông rằng, ông là nhà sử học, là đại biểu Quốc Hội, ông phát biểu sao cho đúng tinh thần xây dựng, còn tôi nghe tất cả các trả lời của ông Dương Trung Quốc thì mang tính dạy bảo nhiều hơn là góp ý, ông dạy cả Bộ Ngoại giao, dạy cả Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch, dạy tất cả xã hội cách phối hợp, ứng xử với nhau. Trong khi ông có phối hợp với tôi đâu, dù gì cũng nên trả lời cho khách quan, chân thực.

Tôi không phải người thích đăng đàn diễn thuyết ở chỗ này, chỗ kia, vì mình nói vớ vẩn, nói nhiều quá thì nó thành nói sai, nói dại, thiên hạ lại phê phán nói mình cứ tưởng mình là “cái rốn vũ trụ”, phê phán mình là con người cơ hội lèo lá. Tôi không thích điều này.

Mặt khác, tôi xin lưu ý thêm ông Dương Trung Quốc trong phát biểu trả lời phỏng vấn thì nên khiêm tốn trong phạm vi trình độ nhận thức, kiến thức của mình. Ông có gì để chứng minh tất cả các hoạt động này đều mời Bộ Ngoại giao tham gia không, mà chúng tôi có ý kiến, mời không được mời, thông tin cũng không, chúng tôi nhảy vào tham gia, tham gia cái gì? Nếu có yêu cầu sự giúp đỡ của Cơ quan đại diện Việt Nam, chúng tôi sẵn sàng cùng chia sẻ trách nhiệm, nhưng chúng tôi không có bất kì thông tin nào thì tham gia ra sao, thưa ông Dương Trung Quốc?


Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn


Thứ Năm, tôi cũng sẽ không trả lời ông Dương Trung Quốc nữa vì ông đã dùng câu, “tiên trách kỷ – hậu trách nhân”, ông chưa trách kỷ mà đã trách nhân. Trước tiên, ông hãy có ý kiến với cơ quan mà để xảy ra sự việc, rồi hãy trách tôi. Xưa nay, tất cả các sự việc đã nêu tôi cũng chỉ muốn nói với tấm lòng chân thành, muốn góp ý để xây dựng một ngành du lịch vững mạnh, có một nền văn hóa thực sự đậm đà bản sắc dân tộc để xứng đáng với tình cảm và sự quý trọng mà bạn bè quốc tế đã dành cho ta.

Và tôi xin nhắc lại rằng tôi không có sự hằn thù, mâu thuẫn cá nhân hoặc có ý nói xấu lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch hay lãnh đạo Tổng cục Du lịch. Mặt khác, chúng tôi còn có sự hợp tác và quan hệ cá nhân rất tốt.

Cuối cùng, trước việc ông Dương Trung Quốc cho rằng tôi “là người hoạt động trên lĩnh vực ngoại giao mà rất gần với văn hóa, đó là lĩnh vực UNESCO và hơn ai hết lẽ ra phải có sự chia sẻ, tạo ra sự hợp tác tốt để cho hoạt động văn hóa được tốt hơn. Đừng nên để việc xảy ra rồi mới chỉ trích”. Tôi xin nói lại rằng, nếu như tôi được tham gia ngay từ đầu những hoạt động này thì tôi sẵn sàng chia sẻ và cùng chịu trách nhiệm.

Không những thế, tôi cũng đã công tác trong ngành văn hóa hơn 10 năm, tôi hiểu ngành văn hóa cũng không ít. Chính vì vậy, những ý kiến ta đưa ra, những vấn đề ta nêu phải dựa trên cơ sở thực tế, trung thực, thẳng thắn, xây dựng, chứ không nên dùng diễn đàn của Báo Văn hóa phỏng vấn ông Dương Trung Quốc để phản bác lại ý kiến của tôi, hay làm mờ nhạt đi những ý kiến phê phán của xã hội đối với sự kiện này.

Trên đây, cũng là đôi điều tôi trao đổi với ông Dương Trung Quốc để ông thấy được cái lợi, cái hại của sự việc vừa xảy ra. Tôi không cần bình luận, không đôi co với ông thêm một lần nữa. Tôi cảm ơn ông đã có lời dạy bảo, ngược lại tôi cũng xin lưu ý ông sau khi ông lưu ý tôi, nếu có dạy thì cũng phải dạy cho đúng chỗ, đúng người, đúng việc. Không nên phán, không nên dạy như vừa rồi thành ra phản tác dụng với ông Dương Trung Quốc.


(Tạp Chí Quê Hương)